TIN MỚI NHẤT

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp qua 10 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở

Luật  hòa giải ở cơ sở đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013 và có hiệu lực kể từ ngày  01/01/2014, Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng, đã tồn tại từ lâu và truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn nhằm mục đích giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng Hòa giải ở cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật.

Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, 10 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp với ngành Tư pháp, chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về Hòa giải ở cơ sở…đã phối hợp tổ chức 286 lớp phổ biến giáo dục, pháp luật với 24.882 lượt người là cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cơ sở tham dự; tuyên truyền hơn 2.365 cuộc với 485.884 lượt người tham dự; giải thích, trả lời và tư vấn về pháp luật cho hơn 208.946 công dân tại cụm dân cư, hộ gia đình; chuyển tải cho 24.691 lượt người mượn sách pháp luật để tìm hiểu; phát trên hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn với các buổi sáng, chiều hàng ngày với thời lượng hơn 8.642 giờ; phối hợp in ấn, phát hành cung cấp hơn 40.620 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền.

Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn tỉnh (năm 2014); tổ chức 2 đợt tập huấn cho hơn 2.000 lượt thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của Cộng đồng và Tổ hòa giải ở cơ sở về Luật Hòa giải ở cơ sở, về hoạt động thanh tra nhân dân từ (năm 2016 đến năm 2018); phối hợp tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh (năm 2022), cuộc thi đã lan tỏa sâu rộng và thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của 575 Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh và có 16 bài dự thi đạt giải và 3 đơn vị UBND cấp xã được khen thưởng. Hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Phan Thiết lựa chọn hòa giải viên ở cơ sở tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV do Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức tháng 9 năm 2023. Song song với việc tuyên truyền các nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động Hòa giải ở cơ sở theo quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 694 Tổ hòa giải/691 thôn, khu phố với 4.295 hòa giải viên, đã hòa giài thành 10.347/14.635 vụ việc ở thôn, khu phố (đạt tỷ lệ 70,8%), nội dung chủ yếu liên quan đến tranh chấp ranh giới đất, lối đi, hôn nhân gia đình, môi trường, mâu thuẫn gia đình và xích mích gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Trong thới gian đến, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu kỹ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, ban hành văn bản và tổ chức thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là phát huy vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong đó có Luật Hòa giải ở cơ sở; hàng năm phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ Hòa giải viên./.


Các tin khác

TÀI LIỆU