TIN MỚI NHẤT

Mặt trận huyện Đức Linh đẩy mạnh Phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”

Chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm, cách làm cụ thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên và Nhân dân trong triển khai thực hiện Phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” trên địa bàn huyện. Ông Bùi Mười - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Linh đã tham gia tham luận về thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trên mọi lĩnh vực gắn với công tác triển khai xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa hóa” trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ông Bùi Mười - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phát biểu tham luận.

Tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận các cấp nhằm phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước qua đó góp phần giáo dục đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên mọi lĩnh vực gắn với công tác triển khai xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa hóa” trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH). Thời gian qua, thực hiện Phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn phát động, huyện Đức Linh đã triển khai lồng ghép vào các nội dung, tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong đó, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) thực sự đã đi vào chiều sâu, phát triển rộng khắp, chất lượng ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa của năm sau cao hơn năm trước. Kết quả năm 2022, có 32.600 hộ/33.620 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 96.97%/tổng số hộ đăng ký.

Hàng năm, thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã khơi dậy trong nhân dân ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, hiểu rõ hơn về nhiệm vụ chính trị của địa phương, thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xây dựng cộng đồng dân cư. Đặc biệt, việc tổ chức những hoạt động san sẻ với các gia đình khó khăn, hoạn nạn, tri ân gia đình có công với cách mạng, tôn vinh những cá nhân, tập thể, hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hoạt động xã hội. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào xây dựng GĐVH, khu dân cư văn hóa, xây dựng các gia đình điển hình “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Ngày hội cũng khích lệ Nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh, có các hoạt động nhằm đấu tranh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Cùng với đó, phong trào xây dựng “thôn, khu phố văn hóa, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh” được chú trọng. Trong năm 2022, có 81/82 thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; có 10/10 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 142/142 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 100%.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phát động Phong trào Toàn dân bảo vệ môi trường, triển khai mô hình thôn, khu phố đảm bảo vệ sinh môi trường ở từng khu dân cư, hiện nay, có 12/12 xã, thị trấn đều tổ chức thu gom rác thải, tiến hành cắm bảng cấm đổ rác tại nơi công cộng, phát động đoàn thanh niên tình nguyện tổ chức phát quang đường làng, ngõ xóm, xây dựng tuyến đường hoa, ánh sáng an ninh... Hàng năm, tổ chức đăng ký, bình xét các danh hiệu của Phong trào tại các thôn, khu phố; trên cơ sở đó, Mặt trận đề nghị UBND xã, thị trấn ban hành Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm và 3 năm liên tục theo quy định. Ngoài ra, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên trong huyện tiếp tục quan tâm xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, tặng hàng ngàn suất quà cho các gia đình chính sách, người nghèo, khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội nhân dịp các ngày lễ, tết.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện “Xây dựng gia đình văn hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn mang tính hình thức; danh hiệu GĐVH có lúc, có nơi chưa được người dân xem trọng. Kinh tế ngày càng phát triển, nhưng mối quan hệ gia đình ngày càng thiếu sự gắn kết. Nhiều kênh thông tin, nhiều phương tiện nhất là Internet, mạng xã hội đã tác động, ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống và xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong gia đình, tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình. Mặt khác, tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn nhất là độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa thực sự là vấn đề lớn, phát sinh nhiều hệ lụy phức tạp cho xã hội...

Để nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trên mọi lĩnh vực gắn với công tác triển khai xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa” trong Phong trào TDĐKXDĐSVH, thời gian đến cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đăng ký, bình xét, xây dựng gia đình văn hóa, các phong trào thi đua, các mô hình, điển hình xây dựng gia đình tại khu dân cư; tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định hoạt động các thôn, khu phố văn hoá, các đơn vị đạt chuẩn văn hóa để đánh giá đúng chất lượng phong trào; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động này; tập trung đẩy mạnh và huy động nguồn lực từ nhân dân với phương châm xã hội hóa các hoạt động nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí và kiến thức để xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của con người; nhân ngày Gia đình Việt Nam, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm, cần tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ động, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của gia đình trong toàn xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội phát triển. Song song với đó thực hiện tốt các quy trình bình chọn, xây dựng quy ước một cách công khai, dân chủ, chính xác, không chạy theo số lượng mà phải nâng cao về chất lượng.


Các tin khác

TÀI LIỆU