TIN MỚI NHẤT

Công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống MTTQ Việt Nam tỉnh

Tỉnh Bình Thuận với tổng dân số là 1.180.339 người, gồm 35 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số (DTTS), với 86 nghìn người (chiếm 7% dân số toàn tỉnh); đồng bào DTTS sinh sống ở 15 xã thuần và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh. Các DTTS có dân số không đều nhau, nhưng cư trú rộng khắp trên địa bàn của tỉnh. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng, rất phong phú và đa dạng tạo nên tính thống nhất trong nền văn hoá của địa phương.

Đoàn đại biểu có uy tín tỉnh tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

                                Đoàn đại biểu có uy tín tỉnh đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào DTTS có bước cải thiện; trong năm qua kinh tế vùng dân tộc thiểu số tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhận thức của đồng bào về sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng lên, hầu hết diện tích đất sản xuất được đồng bào đưa vào sản xuất, không để hoang hóa, nhất là đất được cấp theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các ngành quan tâm như: chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển, hỗ trợ vốn phát triển chăn nuôi và trồng trọt ... nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh giỏi được nhân rộng, đời sống của đồng bào cơ bản ổn định, không có hộ thiếu đói. Hệ thống giao thông đi lại được thuận lợi; bản sắc văn hoá dân tộc được khôi phục, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được phát huy; lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước ngày một nâng lên. Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS phát triển chưa vững chắc; trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn khó khăn, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu. Vì vậy, việc phát huy vai trò của người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Bình Thuận là nhiệm vụ hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Nguời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận xuất thân từ nhiều thành phần dân tộc, nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, họ có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận có vai trò, vị trí khá quan trọng trong cộng đồng dân cư. Xác định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này, trong những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ sự quan tâm của các cấp, các ngành; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; nâng cao tính tự lực, tự cường, xây dựng đời sống mới, tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, động viên bà con cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.

Qua thực hiện Chỉ thị 06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng chính phủ đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát lại người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách 86 vị có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Quyết định số 1302/QĐ-UBND ngày 05/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; tổ chức quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức làm công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện, xã, thôn và các đối tượng là các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản....nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của người uy tín đối với công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ vật chất khi người có uy tín gặp khó khăn, ốm đau; thăm hỏi và tặng quà nhân dịp Tết nguyên Đán, các ngày Tết cổ truyền của các dân tộc; cung cấp các tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, cấp miễn phí Báo Bình Thuận và các ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định 2472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung cấp thông tin chính thống, kịp thời gúp cho người có uy tín làm tốt vai trò nòng cốt tại địa phương. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã phối hợp Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ và tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người uy tín và tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Tây nguyên cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận; vận động người uy tín làm tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy vai trò người có uy tín trong việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ Tổ quốc” ở tại địa phương...

Ban Thường trưc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh rất coi trọng công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín, xác định người có uy tín là cầu nối giữa Chính quyền, đoàn thể, quần chúng nhân dân và các hộ gia đình trong các dòng họ, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; họ rất khá tích cực, gương mẫu đi đầu trong công tác vận động gia đình, dòng tộc tham gia hưởng ứng tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước do chính quyền địa phương triển khai, việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, những người có uy tín trong cộng đồng DTTS đã cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an giải quyết ổn thỏa nhiều vụ mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh chấp đất đai và một số vụ có tính chất hình sự như mâu thuẫn, đánh nhau giữa một số thanh niên các dân tộc, không để các phần tử xấu tuyên truyền, kích động, gây rối ANTT, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân như: giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa bà con dân tộc thiểu số xã Hàm Cần với Công ty TNHH lâm nghiệp 1 thành viên tỉnh (huyện Hàm Thuận Nam); giải quyết vụ đánh nhau giữa thanh niên Kinh - Chăm tại các xã, thôn giáp ranh tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong. Tình hình truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo đồng bào theo đạo Tin lành ở xã Phan Sơn, Phan Lâm (huyện Bắc Bình)...

Hàng năm, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã cùng phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình; vận động bà con tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, tham gia các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm (Bàlamôn), tháng Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni); lễ hội văn hóa – thể thao ở các xã vùng cao; ngày hội văn hóa ở các xã miền núi, Lễ hội nghinh Ông của người Hoa... góp phần thực hiện bước đầu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.


Các tin khác

TÀI LIỆU