TIN HOẠT ĐỘNG

Thị xã La Gi: Quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc trên địa bàn.

Thị xã La Gi là địa phương có vị trí chiến lược rất quan trọng: nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phát triển ở phía Nam, có tuyến đường quốc lộ 55, tỉnh lộ 719, có bờ biển dài 28 km thuận lợi để lưu thông và phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) anh em sinh sống xen ghép trong cộng đồng dân cư; trong đó, dân tộc có số lượng người đông nhất là: Dân tộc Hoa, chiếm tỷ lệ 31,35% (100 khẩu/35 hộ), dân tộc có số lượng người ít nhất là: Dân tộc Raglai chiếm tỷ lệ 0,31% (1 khẩu/1 hộ).

Đ/c Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà bà con DTTS tại thị xã La Gi.

Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta, trong suốt quá trình cách mạng, Chủ tích Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng, Nhà nước ta luôn coi việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng và đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến các phường, xã đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc trên địa bàn thị xã, được đồng bào các dân tộc thiểu số hưởng ứng, nỗ lực phấn đấu thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật đó là: đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng, đã chuyển dịch trên 400 ha diện tích đất canh tác cây lúa manh mún, năng suất thấp, khó khăn về nước tưới trong vụ Đông xuân hàng năm sang trồng các cây ngắn ngày khác... góp phần nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống của các hộ nông dân tại các xã Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Phước; có nhiều hộ vươn lên làm giàu, trong đó có các hộ là đồng bào DTTS. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đã giao khoán cho đồng bào các dân tộc bảo vệ hơn 19,8 ha rừng dầu, đồng thời đã thực hiện công tác rà soát quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025. Thực hiện tốt các chính sách của Trung ương hỗ trợ phát triển lĩnh vực thủy sản theo Quyết định số 48 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá xa bờ theo Nghị định số 67 và Nghị định số 89 của Chính phủ. Quan đầu tư nâng cấp 180,1 km tuyến giao thông thật sự bức xúc để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển du lịch và giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân, với tổng trị giá 405,051 tỷ đồng. Thực hiện tốt chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Quyết định số 93/QĐ-UBND tỉnh cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm nghèo, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 0,5 đến 0,57% theo kế hoạch đề ra. Triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 22/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả như: “Thôn, Khu phố tự quản, tự phòng”, mô hình “Camera an ninh”… Từ những kết quả đó đã tạo bộ mặt nông thôn, vùng có đồng bào DTTS có nhiều khởi sắc, đổi thay đáng kể. Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính quyền cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Quốc phòng anh ninh được giữ vững, khối đoàn kết dân tộc được tăng cường, lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước nâng lên./.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT

TÀI LIỆU