Đối nét về tình hình sinh hoạt của đồng bào Chăm Bàlamôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Thông qua một quá trình lịch sử với nhiều thích nghi và biến đổi, Bàlamôn giáo của người Chăm ở tỉnh ta đã mang một sắc thái riêng; giáo lý, giáo luật, lễ nghi, hành xử chủ yếu dựa vào tầng lớp tu sĩ và xem trọng việc tế lễ, tụng niệm. Tầng lớp tu sĩ là đẳng cấp quan trọng nhất trong xã hội, phải giữ gìn các kiêng cử trong cuộc sống bản thân. Đa số tín đồ là nhân dân Chăm đều phục tùng đẳng cấp tu sĩ và thực tiễn đề cao trong việc tế lễ. Đây là thực sự, bởi vì Bàlamôn giáo Chăm với việc tôn trọng thần Shiva. Vốn đã được nâng lên ngang tầm với Brahma, Vishnu theo phương thức tế lễ, mà còn tăng cường bởi những tín ngưỡng và phong tục tập quán đặc trưng của dân tộc Chăm. Nhìn vào cuộc sống Bàlamôn giáo ở người Chăm đưa cả các lễ nghi nông nghiệp có liên quan đến công việc thủy lợi của dân tộc, với kỷ thuật trồng lúa nước và làm thủy lợi phát triển – vào trong hệ thống lễ nghi. Bàlamôn giáo do tầng lớp tu sĩ đã thực hiện như trong các lễ cầu đảo (yor yang), lễ chặn nguồn (kap hlâu krong), lễ khai kinh đắp đập (palêk binơk), lễ mở tháp (pơh bbơng yang). Ngoài ra cũng nằm trong phong tục tập quán của người Chăm là chú trọng đến lễ nghi liên quan đến cái chết mà đó cũng là một trong những lễ quan trọng nhất của Bàlamôn giáo.

Sự kết hợp tổ chức xã hội dựa vào cơ sở chế độ đại gia đình mẫu hệ với chế độ đẳng cấp của Bàlamôn giáo đã nâng vai trò lễ nghi liên quan đến dòng họ, mà còn liên quan đến cái chết, vào những lễ nghi có vị trí quan trọng nếu không nói là chiếm vị trí hàng đầu (lễ nhập Kút, lễ Rija). Ngoài ra, đồng bào Chăm cũng tổ chức lễ hội cho người sống như lễ cưới, hướng dẫn đôi vợ chồng trước hai dòng họ đàng trai và đàng gái có một nếp sống mới tốt đời đẹp đạo, hòa nhập trong cộng đồng nhiều dân tộc anh em có sự đoàn kết giúp đỡ nhau cho cuộc sống phát triển hơn. Trong tình hình sinh hoạt tôn giáo của tín đồ được đề cao trong việc tế lễ, du nhập vào người Chăm đã có điều kiện để phát huy tinh thần này truyền thụ cho nhau mà họ hàng đang lưu giữ.

Tầng lớp tu sĩ Bàlamôn giáo và việc phong chức, phong phẩm.Tầng lớp tu sĩ Bàlamôn trong người chăm được gọi là “Pasêh” chia làm bốn cấp. Mỗi cấp được xác định bằng một lễ thụ chức do chính các tu sĩ Bàlamôn thực hiện. Điều kiện để một thanh niên được gia nhập hàng ngũ tu sĩ là phải thuộc dòng tu sĩ (tính theo phía cha nhưng bây giờ đã được mở rộng) không bị tàn tật và phải làm lễ rữa tội trước khi tổ chức lễ thụ chức vào làm tu sĩ. Các tu sĩ Bàlamôn đều mặc y phục màu trắng, đầu quấn khăn trắng, búi tóc trên đỉnh đầu. Sự phân biệt giữa các cấp dựa vào các thổ cẩm đính trên khăn và trên chăn (Khan), bước đầu là thầy sế (Passeh).

* Đung Kok: Gồm những người mới gia nhập trở thành tu sĩ và đang còn trong giai đoạn “tập sự”. Lễ chính thức thụ chức cho tu sĩ gọi là “Đung Kok” do Sư cả Passeh (Podhia) hay Phó Cả sư (Tapah) làm chủ lễ. Trong lễ này có nghi thức đổi áo làm phép mặc y phục của thầy Passeh. Sau lễ này vị tu sĩ mới bắt đầu giai đoạn tập sự và giữ gìn các giới luật của hàng tu sĩ. Thầy cả hoặc Phó cả truyền dạy kinh luật theo hướng dẫn. Theo quy định, lễ này sẽ được thông qua một lễ tấn phong Passeh do Thầy cả định ngày và làm chủ lễ trong tháng 10 - 11 lịch Chăm. Riêng lễ tôn chức Tagôk Tapah thì phải được sự chấp thuận của Ban Đại diện lâm thời cộng đồng Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận.

Ngoài các chức sắc quan trọng trên mà người Chăm luôn luôn kính trọng, vì người đóng vai trò đưa linh hồn của người chết trong lễ hỏa táng được lên Thiên đàng về với họ hàng (theo quan niệm sống phải phục vụ cho xã hội, lúc chết về quê mẹ, nơi sinh buổi ban đầu).Còn có quý thầy khác phụ giúp trong đạo giáo Bàlamôn như:

- Gru Kadhar: trong lễ hội Băng Katê trên tháp

- Gru Mưdôn: trong lễ hội Rija

- Ôn Kaing: trong lễ hội Rija rei, Rija gol

- Muk Pajâu trong lễ hội Rija

Để phụ trách trong cả lễ hội dân gian thời gian xa xưa, thế hệ mới đang sống và học hỏi nề nếp tiên tiến hướng về phía trước, vì vậy cũng phải bỏ rơi nhiều phong tục tập quán củ coi như là không cần thiết mà các chức sắc cũng phải chấp nhận một cách bình an. Nói chung đạo Bàlamôn chỉ có quan hệ trong tập thể người Chăm, chẳng có liên hệ gì với quốc tế của đạo. Hơn nữa, dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số, kinh tế nông nghiệp chưa được phát triển, nhờ sự quan tâm của Nhà nước với chính sách xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho dân tộc ít người học tập, hầu có khả năng vươn lên, đồng thời với sự quan tâm của Nhà nước nên có nhiều cuộc họp đạo giáo, thành phần trí thức cùng với chính quyền địa phương có nhiều ý kiến xây dựng thêm hợp tình hợp lý. Đạo Bàlamôn có đủ các điều kiện theo hướng của pháp luật và được công nhận là tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân để hướng dẫn cộng đồng người Chăm sống theo đúng truyền thống chính mình và cũng cần hòa nhập với đời sống trong cả nước Việt Nam. Vì vậy có lời đề nghị được lập giáo hội hay lập Ban Đại diện cấp tỉnh, để phối hợp với chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phân cấp quản lý hợp pháp, hầu xin công nhận các cơ sở thờ tự, in ấn kinh sách và đồ dùng việc đạo.Trong thời hiện đại, ai cũng muốn đưa vùng Chăm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trì trệ để cùng các dân tộc anh em khác đi lên Chủ nghĩa Xã hội phải loại những hủ tục, mê tín dị đoan trong tín ngưỡng dân gian để cho đời sống từng bước được ổn định. Các lễ lạc không cần thiết như lễ cúng ruộng, cúng cầu mưa… các hủ tục khác như cúng chữa bệnh, cúng trừ ma cũng giảm dần. Ngày nay một số nơi vùng Chăm các lễ cộng đồng trong năm chỉ có Rija, Nưgar và lễ hội Katê trong nhà và tháp, đền (Pô) được duy trì tạo điều kiện để đồng bào Chăm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trên các mặt nên kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm Bàlamôn giáo trong tỉnh phát triển khá. Các chủ trương, chính sách cụ thể của Trung ương, tỉnh, huyện, xã được thực hiện tốt như: xóa đói giảm nghèo, các chương trình, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; nhất là chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo, khó khăn của Chính phủ, cùng với bản chất cần cù lao động sản xuất, nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên, bộ mặt thôn, xóm, làng, xã của đồng bào Chăm Bàlamôn giáo thay đổi khá rõ, một bộ phận làm ăn có hiệu quả, thu nhập khá, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được phương tiện xe máy, ti vi…. Lĩnh vực văn hóa – xã hội, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường ngày càng được cải thiện. Một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan được khắc phục và từng bước xóa bỏ dần. Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào được bảo tồn và phát huy. Mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong từng cộng đồng dân cư được giữ gìn và phát triển, đồng bào ngày càng tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

(Nguồn Ban Tôn giáo tỉnh Bình Thuận)

 


TÀI LIỆU