TIN HOẠT ĐỘNG

Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương. Qua 10 năm (2010-2020) thực hiện đạt được một số kết quả

Về công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: MTTQ các cấp đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thông qua các hình thức như: thông qua các chương trình phóng sự của Đài PTTH, loa truyền thanh, hoạt động của các tổ chức thành viên, hội nghị của MTTQ các cấp, hoạt động của các tôn giáo và các đợt sinh hoạt tại cộng đồng dân cư…Ngoài ra, thông qua việc triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã đưa các nội dung, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới lồng ghép hoạt động tuyên truyền gắn vào việc sửa đổi, bổ sung nội dung xây dựng Quy ước, hương ước ở khu dân cư và triển khai xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố văn hóa; tổ chức các buổi họp dân bàn về các nội dung như: triển khai xây dựng các mô hình góp phần thực hiện đảm bảo tiêu chí về giao thông, thủy lợi, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, an ninh trật tự xã hội…. Đối với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt ở từng địa phương đã được MTTQ các cấp chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo cùng cấp lựa chọn, xây dựng nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực cùng Nhà nước thực hiện hoàn thành theo từng năm. Tính từ năm 2008 đến nay Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấc đã tổ chức quán triệt các nội dung MTTQ tham gia xây dựng nông thôn mới cho 5.066 lượt cán bộ Mặt trận, tổ chức được 13.362 đợt tuyên truyền trong nhân dân, với 432.494 lượt người tham dự, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh 44.040 giờ, thực hiện trên 2.000 tin, bài tuyên truyền trên trang thông tin điện tử các cấp.

Về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (giai đoạn 2010 - 2015) là cuộc vận động“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư: Phối hợp triển khai các hoạt động đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng: Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thông qua nhiều hình thức phong phú thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân. Các phong trào, mô hình tiếp tục được duy trì như: “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”;“Chiến dịch thanh niên tình nguyện”; trao học bổng “Quỹ tiếp bước cho em đến trường”, “Tuyên dương hiến máu nhân đạo”; “CLB liên thế hệ giúp nhau làm kinh tế”; “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”;“Người cao tuổi nêu gương sáng”;“4 đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp”;“Diễn đàn trẻ em”.v.v.. Qua đó, đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia; đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dạy nghề; thực hiện tốt các chương trình liên tịch với ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng Chính sách xã hội tín chấp nhằm tạo vốn sản xuất, chăm lo về đời sống vật chất tinh thần, tạo công ăn việc làm cho đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân…tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất, nhất là sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap; phối hợp Hội khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap; phối hợp Liên minh HTX tuyên truyền, vận động hỗ trợ phát triển các loại hình Tổ hợp tác, HTX, mô hình chuỗi sản xuất liên kết trong sản xuất, kinh doanh và đã có 175 HTX đang hoạt động có hiệu quả. Phối hợp triển khai hoạt động đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái: Thực hiện Đề án 04/ĐA-MTTQ, ngày 28/12/2015 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 22-CT/TU ngày 20/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/01/2017 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Ủy ban MTTQ các cấp đã chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên cụ thể hóa, triển khai thực hiện lồng ghép vào các chương trình, hoạt động của từng tổ chức bằng nhiều hoạt động thiết thực gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó, nội dung xây dựng con người Bình Thuận phát triển toàn diện được các cấp, các ngành quan tâm. Hằng năm, phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, “thôn - khu phố văn hóa”, “cơ sở thờ tự văn hóa”, “dòng tộc văn hóa” được MTTQ các cấp triển khai thực hiện đã tạo sự tham gia tích cực của nhân dân, góp phần giữ gìn thuần phong, mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, phối hợp thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí đã xác định như văn hóa, giáo dục, dân số, môi trường, sản xuất, lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng, an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị... giúp người dân hiểu và nâng cao nhận thức tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực làm cho cảnh quan đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương ngày càng khởi sắc. Phong trào“Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và xã hội, các tổ chức thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả với nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự đồng thuận hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách và người có công với nước. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã huy động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hơn 70 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, cùng với ngân sách của Trung ương, của tỉnh và sự đóng góp của các doanh nghiệp, tỉnh đã xây dựng, sửa chữa hàng ngàn căn nhà cho người có công gặp khó khăn về nhà ở; tu bổ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và 83 đài tưởng niệm, bia ghi danh liệt sĩ thêm khang trang, sạch đẹp. Hiện toàn tỉnh đã quy tập được 11.000 mộ liệt sĩ đem vào an táng tại các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp triển khai hoạt động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp với chính quyền, chủ động triển khai, thực hiện Pháp lệnh quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với 05 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy và nâng cao vai trò của Nhân dân, của tổ chức Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia các vấn đề ở địa phương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định về công khai các thông tin quy hoạch các dự án, chính sách đền bù giải tỏa tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; các chủ trương vay vốn, bình xét ở khu dân cư; xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và các quỹ đóng góp của cộng đồng dân cư. Kịp thời kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã phát huy vai trò trách nhiệm giám sát các hoạt động ở cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh có 127 Ban Thanh tra nhân dân/127 xã, phường, thị trấn với 991 thành viên; có 126 Ban giám sát đầu từ cộng đồng/127 xã, phường, thị trấn là do Ban Thanh tra nhân dân đảm nhiệm theo tinh thần Thông tư liên tịch số 04/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Bộ Tài chính. Thời gian qua, hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã góp phần phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc giám sát thi công xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh ở cộng đồng dân cư từ nguồn ngân sách nhà nước và dân dân đóng góp.Phối hợp triển khai hoạt động đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu xây dựng môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp: MTTQ các cấp chủ động phối hợp ngành chức năng triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại cộng đồng dân cư với nhiều hoạt động phong phú như: Phối hợp xây dựng các mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường”; tổ chức tập huấn công tác bảo vệ môi trường; ra quân diễu hành tuyên truyền nhân “Ngày môi trường thế giới”; lồng ghép đưa nội dung xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp vào triển khai xây dựng gia đình văn hóa, Thôn – Khu phố văn hoá hằng năm với từng tiêu chí cụ thể và đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện bằng những việc làm cụ thể như: tổ chức duy trì hoạt động các điểm thu gom rác thải ở cộng đồng dân cư, vận động nhân dân không lấn chiếm lòng lề đường buôn bán,…. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 105 mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường” hoạt động có hiệu quả và được nhân dân đồng tình ủng hộ và đã có trên 95 % khu dân cư có tổ thu gom rác thải. Phối hợp triển khai Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn giao thông: MTTQ các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn địa phương, cơ sở tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” bằng những việc làm cụ thể như: Phối hợp với ngành Công an và các Hội, Đoàn thể chính trị thường xuyên xây dựng mới và duy trì hoạt động các mô hình điểm hoạt động có hiệu quả đối với công tác phòng chống tội phạm: mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm”, mô hình “3 trong 1” về phòng chống matúy, mô hình “Khu dân cư tự quản, tự phòng đảm bảo ANTT”, “Ánh sáng an ninh”, “Khu dân cư không có tội phạm”, mô hình “3 khóa, 3 báo”…. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh cũng đã chủ động phối hợp triển khai tốt việc phát động toàn dân tích cực tham gia tố giác tội phạm; phối hợp cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp tuyên truyền, vận động các đối tượng vi phạm an ninh trật tự tham gia học tập, ký cam kết không vi phạm về an ninh trật tự,… Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và phát triển trên 103 mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm”, 85 “Khu dân cư tự quản, tự phòng đảm bảo ANTT”, trên 150 mô hình “Ánh sáng an ninh”; có 14.282 nguồn tin tố giác tội phạm do nhân dân cung cấp; 1.682 đối tượng đưa ra kiểm điểm trước dân; 3.346 người được cảm hóa giáo dục tại cơ sở, 2.746 người được giáo dục tiến bộ và đã có trên 400 khu dân cư không phát sinh tội phạm. Trên cơ sở triển khai, thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng Chương trình phối hợp số 92/CTrPH-MT-BATGT ngày 08/10/2012 về tổ chức triển khai hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Qua đó, hàng năm Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đều xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh triển khai công tác tuyên truyền đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong hệ thống MTTQ và nhân dân. Kết quả từ năm 2013 đến nay: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triển khai xây dựng 17 mô hình điểm “Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông” tại các huyện, thị xã: Bắc Bình, Hàm Tân, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Tánh Linh và đặc biệt ngày 27/9/2017 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng mô hình điểm “Tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông từ km 1729+850 – 1735+300” tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam…Trong đó có 02 mô hình điểm quy mô cấp thôn và 01 mô hình điểm quy cấp xã (xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình) được xây dựng từ kinh phí của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, số còn lại từ nguồn kinh phí của tỉnh. Đồng thời, các huyện, thị xã trong tỉnh đã triển khai nhân rộng thêm 35 mô hình điểm tại các thôn, khu phố.

Về kết quả thực hiện Chương trình thông qua quỹ “Vì người nghèo” (hỗ trợ nông dân nghèo làm giàu; hỗ trợ vốn phát triển sản xuất; hỗ trợ nông dân có hoàn cảnh khó khăn; thăm và tặng quà cho hộ nông dân nghèo…); và các hoạt động an sinh xã hội, hoạt động cứu trợ cho gia đình nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ “Vì người nghèo” được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả và được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân trong và ngoài tỉnh tích cực hưởng ứng. Hơn 10 năm qua, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh được củng cố, bổ sung kịp thời thành viên Ban vận động. Thông qua cuộc vận động, đã khơi dậy lòng nhân ái và truyền thống đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. kết quả, Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp trong tỉnh đã vận động gần 166.390.937.084 đồng/98,2 tỷ đồng theo kế hoạch vận động hằng năm, đạt 169,4%. MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ gần 488 nghìn suất quà, trị giá trên 300 tỷ đồng để hỗ trợ, chăm lo cho đồng bào nghèo, gia đình chính sách trong tỉnh. Ngoài ra, Từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã phối hợp với ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng mới 20.525 căn nhà và sửa chữa 2.162 căn nhà cho người nghèo với tổng trị giá trên 650 tỷ đồng. Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát được MTTQ các cấp quan tâm và chủ động phối hợp với ngành lao động cùng cấp tiếp tục triển khai rà soát, đánh giá hộ nghèo theo tiêu chí mới và nhà ở cho hộ nghèo, nhằm có cơ sở đề nghị công nhận địa phương xóa xong nhà tạm bợ, dột nát và hướng dẫn cơ sở làm hồ sơ, thủ tục giai đoạn mới 2016 - 2020 đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cấp bằng công nhận, bằng ghi công cho các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo tiêu chí mới. Trong những năm qua, công tác cứu trợ được MTTQ các cấp tích cực phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể kịp thời nắm bắt tình hình và thông tin các thiệt hại trong nhân dân ở các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, hạn hán, bệnh hiểm nghèo, gặp sự cố rủi ro... đề xuất Ban cứu trợ tỉnh hỗ trợ kịp thời cho nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, nêu cao tinh thần“lá lành đùm lá rách” trong nhân dân. Từ 2015 - 2019, Quỹ Cứu trợ cấp tỉnh vận động hơn 20,2 tỷ đồng (bao gồm số tồn quỹ các năm trước chuyển sang) và đã chi hỗ trợ nhân dân trong và ngoài tỉnh bị thiệt hại do thiên tai bão lũ, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bị bệnh hiểm nghèo, với số tiền trên 7 tỷ đồng.

Về vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Về công tác giám sát và phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã xây dựng các kế hoạch và tổ chức giám sát theo các chuyên đề hằng năm. Tính từ năm 2014 đến nay, công tác giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt kết quả bước đầu. Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức 3.065 cuộc giám sát (cấp tỉnh 45 cuộc, cấp huyện 499 cuộc, cấp xã 2.571 cuộc). Các nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân như: Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết các chế độ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo được hưởng bảo hiểm y tế; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tượng đã được hưởng chế độ theo Quyết định 62, 142, 290 của Thủ tướng Chính phủ; việc chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết định số 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và công tác Hòa giải cơ sở; việc theo dõi, quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; công tác hỗ trợ khắc phục thiên tai, vệ sinh mô trường... Qua 06 năm triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tập trung triển khai trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở đúng tiến độ thời gian theo quy định, tiến hành hoạt động giám sát đúng quy trình, xác định những nội dung quan trọng, trọng tâm, bức xúc của nhân dân để tiến hành giám sát; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân có nhiều chuyển biến tiến bộ; việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhất là công tác triển khai đối thoại với nhân dân bước đầu phát huy hiệu quả. Đồng thời, qua hoạt động giám sát vai trò, vị trí của Mặt trận ngày càng được nâng lên; nhờ việc thường xuyên tiến hành giám sát giúp cho các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao; việc triển khai đối thoại với nhân dân đã giúp cho Cấp ủy, chính quyền ngày càng sâu sát cơ sở, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Về việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới thực hiện Hướng dẫn 78/HD-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của Văn phòng điều phối nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Cấp ủy, phối hợp với Ủy ban nhân dân chủ trì thống nhất cùng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã về thời gian, nội dung, cách thức, quy trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã đã phối hợp chặt chẽ với UBND, BCĐ nông thôn mới cùng cấp tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai và hướng dẫn nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới; thành phần hội nghị bao gồm: cấp ủy, UBND, BCĐ, các đoàn thể ở xã, cấp ủy chi bộ thôn, Ban điều hành, Ban công tác Mặt trận, tổ tự quản.... Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì cùng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã tổ chức phân bổ phiếu và hướng dẫn, tổng hợp kết quả lấy ý kiến đánh giá của nhân dân.Việc tổ chức triển khai phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân được tiến hành ở khu dân cư do Ban công tác Mặt trận chủ trì cùng với các đoàn thể và Trưởng thôn phối hợp thực hiện. Công tác phối hợp giữa cấp xã, thôn, Tổ dân cư và các chi hội của các đoàn thể khá nhịp nhàng và chủ động (có một số địa phương còn thành lập Tổ tuyên truyền và phân công thành viên phụ trách từng tổ dân cư). Cách thức lấy phiếu: tổ chức phát phiếu lấy ý kiến đánh giá của nhân dân tại hội nghị nhân dân thôn, phát phiếu trực tiếp, giải thích và hỗ trợ việc ghi (Đối với những người không biết chữ). Số hộ dân còn lại tổ chức lấy ý kiến tại hộ gia đình, thông qua phương pháp hỏi và trả lời, giải thích nội dung câu hỏi và ý kiến thắc mắc của từng người dân nhằm bảo đảm đầy đủ thông tin để người dân phát huy dân chủ thể hiện chính kiến của mình. Các phiếu trả lời đều có ký xác nhận của Trưởng thôn, người phát phiếu, người trả lời và ghi rõ họ và tên vào phiếu đánh giá theo qui định. Sau khi tiến hành lấy phiếu ở các khu dân cư, Ban công tác Mặt trận các thôn tổng hợp và gửi phiếu về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân cùng cấp tổng hợp, báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện tổng hợp báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện họp xét đề nghị theo qui định.

Với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã và khẳng định vai trò tích cực trong xây dựng nông thôn mới, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh./.


 


Các tin khác

TÀI LIỆU