TIN MỚI NHẤT

Hàm Thuận Bắc: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận

Xác định việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong công tác đoàn kết, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên, Nhân dân, đảm bảo là cầu nối gắn kết mật thiết giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân trong triển khai và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương, cơ sở.

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng các mô hình là một trong những phương pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận tại cơ sở.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động tuyên truyền, vận động, tập trung hướng mạnh về cơ sở, sát người, sát việc, sát địa bàn đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm và phát huy sức mạnh của Nhân dân tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động do Mặt trận cấp trên phát động và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh ở địa phương. Nổi rõ là:

Công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, Nhân dân được chú trọng; thông qua kênh thông tin của Mặt trận, các tổ chức thành viên và Nhân dân tại địa bàn dân cư đã kịp thời nắm bắt, báo cáo, phản ánh cho cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết các kiến nghị của Nhân dân và các vụ việc nổi lên, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp tại địa bàn.

Dân chủ và thực hành dân chủ trong Nhân dân tiếp tục khơi dậy và phát huy; Mặt trận các cấp, nhất là cơ sở đã tăng cường phối hợp đối thoại giữa Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; từng bước nâng chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; qua đó, tổ chức cho cử tri và Nhân dân tham gia nhiều lượt ý kiến góp ý và nêu nhiều kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực đời sống-  xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, tạo được niềm tin tưởng trong Nhân dân.

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217 và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị, Mặt trận trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và từng bước phát huy hiệu quả; qua giám sát, phản biện đã đề xuất kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót đối với các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành thực thi pháp luật của chính quyền các cấp, kịp thời phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung, giải pháp đối với các văn bản của Đảng, Nhà nước ở địa phương, bảo đảm sát, đúng, phù hợp, cụ thể, mang lại tính khả thi trong triển khai, thực hiện.

Công tác tuyên truyền, vận động gắn với triển khai phát động các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là phong trào “Dân vận khéo” được phạt động rộng rãi, đã không ngừng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong Nhân dân, tạo ra không khí thi đua sôi nổi; qua đó, xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả, thiết thực trên các lĩnh vực ở địa bàn dân cư trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông mới, đô thị văn minh” gắn với Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Công tác xây dựng, phát triển thực lực cốt cán trong vùng tôn giáo, dân tộc được quan tâm; đã tăng cường nhiều hơn tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu, nhất là các ngày lễ trọng các tôn giáo, lễ hội các dân tộc; qua đó, phát huy vai trò nồng cốt trong vận động, đoàn kết tôn giáo với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”; tăng cường phối hợp với chính quyền quan tâm triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ, dự án đầu tư phục vụ phát triển dân sinh- kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, góp phần ổn định và nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.  

Thời gian đến tiếp tục phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khó khăn, Mặt trận các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động như sau:

Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Công văn  số 306-CV/HU, ngày 07/7/2021 “về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp” và Quy chế số 03- QC/HU, ngày 24/02/2022 của Ban Thường vụ ủy “về công tác dân vận trong hệ thống chính trị huyện Hàm Thuân Bắc”, tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống và đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhằm đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, theo phương châm “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Chú trọng công tác củng cố, kiện toàn gắn nâng chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp; quan tâm xây dựng, phát triển lực lượng cốt cán, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, để làm chỗ dựa, là thực lực nồng cốt chính trị vừa tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động ở địa bàn dân cư, vừa nắm bắt, phản ánh tình hình và tham gia giải quyết các vấn đề nổi lên, không để phát sinh phức tạp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn dân cư; tiếp tục phát huy tính năng nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền; nhất là thành lập các trang, nhóm trên mạng xã hội để định hướng thông tin và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phong tào thi đua ở địa phương, nhất là phổ biến, nêu gương “người tốt, việc tốt”, điển hình tiêu biểu để cỗ vũ, động viên thực hiện phong trào. Chủ động phối hợp triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với UBND các cấp trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; gắn với chú trọng triển khai phát động đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, nhất là xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường phối hợp thực hiện chương trình thống nhất hành động giữa Mặt trận với các tổ chức chính trị- xã hội hàng năm, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Nâng cao vai trò, trách nhiệm đại diện Nhân dân của Mặt trận các cấp trong giám sát tổ chức, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương; tăng cường hơn nữa công tác phản biện xã hội đối với các chủ trương, nghị quyết, đề án, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền; tổ chức và tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền gắn với tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chăm lo bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, theo hướng “Mặt trận lắng nghe Nhân dân nói”; chú trọng theo dõi, nắm bắt và  phản ánh tình hình tư tưởng, tâm trạng trong Nhân dân; tập hợp đầy đủ, kịp thời các ý kiến, kiến của cử tri và Nhân dân qua hoạt động đối thoại trực tiếp, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử các cấp; qua đó, kiến nghị, đề xuất cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết đầy đủ, kịp thời, nhằm không ngừng củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp...


Các tin khác

TÀI LIỆU