Cuộc vận động đã động viên, khơi dậy các tầng lớp nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp với các ngành, các Hội, Đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thi đua phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,… nhiều hình thức đã được đẩy mạnh, như: hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên, hội viên và nhân dân vay vốn đầu tư sản xuất với gần 5.383 tỷ đồng; hỗ trợ cây, con giống; tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi…với hàng ngàn lượt, tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
Công tác vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” đã được MTTQ các cấp quan tâm triển khai thực hiện; Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã vận động được gần 86 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ “Vì người nghèo”, ủng hộ trực tiếp từ doanh nghiệp đã hỗ trợ xây dựng mới 6.386 căn nhà cho người nghèo, với tổng trị giá gần 126 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chương trình an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo cũng được quan tâm như: thăm tặng quà các hộ nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam,…nhân các dịp lễ, tết với tổng số tiền gần 110 tỷ đồng. Mặt khác, năm 2014 Quỹ BHYT cho hộ cận nghèo được triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã vận động được trên 1,8 tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ cận nghèo mua BHYT, góp phần thực hiện có kết quả công tác giảm nghèo của tỉnh nhà.
Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được MTTQ các cấp trong tỉnh chú trọng triển khai gắn với Cuộc vận động. Ở cấp tỉnh, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh duy trì thường xuyên chuyên mục “Bình Thuận - Nông thôn mới” 2 lần/tuần, chương trình thời sự cũng đã phản ánh trên 700 tin, bài về chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng thời lượng trên 3.500 phút. Ngoài ra, MTTQ tỉnh đã phối hợp các Hội, đoàn thể thuộc khối thi đua 7 đóng góp kinh phí và công lao động cùng nhân dân xã Hàm Trí - Hàm Thuận Bắc tổ chức làm cầu và đường giao thông nông thôn, với kinh phí đóng góp thực hiện trên 120 triệu đồng; hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà ở tập thể giáo viên và góp phần thực hiện mô hình “Ánh sáng an ninh” tại xã Thắng Hải - huyện Hàm Tân với tổng kinh phí 30 triệu đồng.
Trên cơ sở nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, MTTQ đã đưa các nội dung, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới vào nội dung Hương ước, Quy ước triển khai xây dựng GĐVH, Thôn khu phố văn hóa. Hệ thống truyền thanh - tiếp phát truyền hình được tăng cường cả về thời lượng và nội dung; phát triển thêm nhiều cụm pa nô, băng rôn để tuyên truyền; từ năm 2011 đến nay, đã vận động nhân dân đóng góp gần 1.384 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa các công trình dân sinh, các công trình văn hóa…; hiến 33.256m2 đất. Góp phần tích cực trong việc xây dựng 8 xã về đích nông thôn mới vào năm 2014: Nghị Đức (Tánh Linh), Đức Hạnh, MéPu, Sùng Nhơn (Đức Linh), Thiện Nghiệp (TP Phan Thiết), Tam Thanh (Phú Quý), Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc); huyện Phú Quý đã hoàn thành thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt huyện nông thôn mới năm 2015. Cuộc Vận động đã tác động tích cực trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các tiêu chí về đô thị văn minh. Đến nay đã có 11/31 phường, thị trấn phát động đăng ký (Trong đó có 2 phát động mới); có 2 phường đạt chuẩn văn minh đô thị: Hàm Tiến, Đức Nghĩa (TP.Phan Thiết).
Cuộc Vận động tạo sự chuyển biến quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khoẻ, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký xây dựng GĐVH được Ban chỉ đạo các cấp, Ban Vận động ở thôn, khu phố thường xuyên quan tâm thực hiện. Số hộ đăng ký GĐVH và số hộ được công nhận hàng năm tăng lên. Năm 2010 từ 204.867/245.955 hộ đạt danh hiệu GĐVH, đạt tỷ lệ trên 83% so với tổng số hộ đăng ký xây dựng toàn tỉnh; đến cuối năm 2014 có 254.437/283975 hộ đạt GĐVH, đạt tỷ lệ trên 89,6% so với tổng hộ.
Danh hiệu cơ sở thờ tự và dòng tộc văn hoá đã được MTTQ huyện Bắc Bình, Đức Linh, TP Phan Thiết triển khai thực hiện, đã được các dòng tộc và cơ sở thờ tự hưởng ứng tích cực, làm phong phú thêm các nội dung của Cuộc Vận động. Tính đến nay, có 51/53 cơ sở thờ tự (Đức Linh, Bắc Bình) và 47/62 dòng tộc (Phan Thiết, Đức Linh, Bắc Bình) được công nhận danh hiệu cơ sở thờ tự và dòng tộc văn hoá; Nhân dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” và kỷ niệm ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11) hàng năm, các hoạt động VHVN – TDTT được tổ chức phong phú, sinh động ở hầu hết các thôn, khu phố trong tỉnh, góp phần phát huy, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc đặc thù của từng dân tộc, từng vùng miền, làm phong phú, đa dạng sắc thái văn hóa của cộng động các dân tộc Việt Nam.
Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm phối hợp Hội khuyến học các cấp triển khai; nhất là triển khai xây dựng “Gia đình hiếu học; dòng họ, thôn, khu phố khuyến học” nhằm hướng tới xây dựng một xã hội học tập được quan tâm và đưa vào nội dung thực hiện gắn với tiêu chuẩn bình xét danh hiệu trong cuộc vận động. Hằng năm, hai bên đã phối hợp triển khai đăng ký xây dựng và bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ hiếu học”. Năm 2010, toàn tỉnh có 50.246 gia đình đăng ký gia đình hiếu học và đã bình xét, công nhận 36.121 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”; năm 2014, có 102.463 gia đình đăng ký “Gia đình hiếu học”, 83.236 gia đình được công nhận “Gia đình hiếu học”. Ngoài ra, công tác phối hợp vận động xây dựng Quỹ khuyến học đạt và vượt chỉ tiêu hằng năm; đã tặng 52.245 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là người nghèo được tiếp tục chăm lo. Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã được lồng ghép, đưa vào tiêu chuẩn gia đình văn hoá, thôn khu phố văn hoá; vận động thực hiện mô hình gia đình ít con, câu lạc bộ không sinh con thứ 3, thôn - khu phố không có người sinh con thứ 3, vận động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình góp phần làm giảm tỷ lệ sinh còn thứ 3. Đến nay, có 254/705 thôn, khu phố tiếp tục duy trì mô hình “Thôn khu phố không sinh con thứ 3”. MTTQ tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 điểm khu dân cư với mô hình điểm “Khu dân cư đoàn kết thực hiện gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo tại huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam; lồng ghép tổ chức các lớp tập huấn về công tác dân số tại các khu dân cư có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.
Cuộc Vận động đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện xây dựng môi trường cảnh quan sạch, đẹp: hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường văn hoá, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường đã được MTTQ các cấp quan tâm, như: Vận động các hộ gia đình thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tham gia đóng góp kinh phí, công lao động thực hiện các hoạt động làm vệ sinh môi trường, tôn tạo, xây dựng các khu di tích văn hoá, lịch sử, đền liệt sỹ, bia chiến tích; chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường…. Mặt khác, nhân dịp tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” MTTQ, các Hội, đoàn thể các cấp đều đưa nội dung giữ gìn vệ sinh môi trường để nhân dân bàn và đề ra giải pháp thực hiện; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường; đóng góp kinh phí và công lao động xây dựng cống, mương thoát nước; vận động nhân dân thực hiện gia đình đảm bảo có 03 công trình hợp vệ sinh; vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng biển báo bảo vệ môi trường tại các khu dân cư có tỷ lệ ô nhiễm môi trường cao…. Kết quả đã tổ chức nạo vét được 121.566 m kênh, mương thoát nước; huy động trên 56.080 lượt người làm vệ sinh; trồng gần 169 nghìn cây xanh tại khu dân cư, trường học, đài tưởng niệm, khu di tích...; duy trì thường xuyên các tuyến đường “Sáng – xanh – sạch – đẹp”; đến nay đã có trên 80% khu dân cư có hoạt động thu gom rác; 85% hộ có các công trình hợp vệ sinh
Cuộc Vận động đã góp phần phát huy dân chủ, tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh: Cuộc Vận động đã huy động nhân dân tích cực tham gia thực hiện quyền và trách nhiệm công dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đúng quy trình hiệp thương dân chủ, lựa chọn, giới thiệu và bầu cử, góp phần tích cực vào việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 và bầu cử đại biểu Quốc Hội khoá XIII trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,96%. Trong 5 năm qua đã phối hợp tổ chức và vận động nhân dân tham gia bầu cử trực tiếp Trưởng thôn, khu phố và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu theo qui định. Từ năm 2010 đến nay, đã tham gia giám sát 2.181 vụ việc liên quan đến việc xây dựng các công trình từ nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân tham gia. Mặt trận các cấp đã nhận và kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết 1.852 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Hoạt động của 715 tổ hòa giải, với 4.850 hòa giải viên, phối hợp hòa giải thành trên 3.479 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Hoạt động hòa giải đã đạt kết quả thiết thực, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm, tăng cường đoàn kết và làm giảm đáng kể các mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện ở cộng đồng dân cư.
Phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) các cấp trong tỉnh triển khai nội dung “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thăm hỏi các nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông nhân “Tháng an toàn giao thông”. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Ban ATGT tỉnh, của huyện, các cấp Mặt trận đã chủ động phối hợp xây dựng, nhân rộng mô hình điểm “Khu dân cư đảm bảo ATGT” ở các địa bàn có tỷ lệ tai nạn giao thông cao. Đến nay, đã duy trì và nhân rộng được 70 khu dân cư với mô hình“Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông” hoạt động có hiệu quả. Phối hợp với ngành Công an tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mục tiêu 3 giảm; công tác đảm bảo an ninh trật tự, phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm” gắn với các nội dung xây dựng GĐVH, TKPVH. Ban vận động đã triển khai ký cam kết thực hiện mục tiêu 3 giảm ở cộng đồng dân cư; tham gia giáo dục cảm hoá hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật và đã có nhiều đối tượng tiến bộ; hàng ngàn nguồn tin được nhân dân cung cấp có giá trị phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng và duy trì 389 khu dân cư không có người nghiện ma túy; duy trì 20 điểm khu dân cư phòng chống tội phạm hiện có, đồng thời tiếp tục nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn tỉnh. Ban Vận động ở các khu dân cư nơi tiềm ẩn nguy cơ tội phạm cao đã chủ động đưa ra dân bàn bạc, thống nhất xây dựng chỉ tiêu cụ thể bổ sung vào tiêu chí của Cuộc Vận động làm cơ sở bình xét GĐVH, TKPVH.
Cuộc vận động đã khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”: Thông qua cuộc vận động, các cấp Mặt trận trong tỉnh đã phối hợp triển khai tổ chức tốt cuộc vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ VNAH còn sống, người có công và gia đình chính sách. Từ năm 2011 đến nay, đã vận động Quỹ ĐƠĐN được trên 33,390 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa trên 1.576 căn nhà tình nghĩa cho các đối tựơng chính sách. Hoạt động cứu trợ, được MTTQ các cấp thường xuyên quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng khó khăn bị thiên tai, hỏa hoạn, bị bệnh hiểm nghèo trong tỉnh và hỗ trợ cho các tỉnh bạn khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra. Tính đến nay, riêng Quỹ “cứu trợ” cấp tỉnh đã chi hỗ trợ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào trong và ngoài tỉnh bị thiên tai, hỏa hoạn, bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo, dân tộc, các doanh nghiệp và bà con nhân dân trong tỉnh thông qua các cấp Mặt trận trong tỉnh ủng hộ trực tiếp cho đồng bào trong và ngoài tỉnh hàng chục tỷ đồng. Qua đó đã góp phần giúp đỡ kịp thời những trường hợp gặp hoạn nạn khắc phục những khó khăn trước mắt dần ổn định cuộc sống.
Với những kết quả đạt được trong 05 năm qua, Cuộc Vận động đã đi vào chiều sâu, chất lượng ngày càng được nâng lên, phát huy sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội; Cuộc Vận động đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức đoàn thể thành viên, đặc biệt là sự đồng thuận, đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - ANQP của địa phương; đã khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; nhất là sự huy động sức mạnh trong nhân dân tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đã góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa con người Việt Nam trong thời đại mới, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trong thời gian tới: MTTQ các cấp phải bám sát vào sự lãnh đạo của Đảng; chủ động phối hợp các ngành, các cấp và các tổ chức thành viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân về nội dung Cuộc vận động gắn với nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chủ động phát huy vai trò của MTTQ với các tổ chức thành viên, tạo sự gắn kết trong hệ thống chính trị, thống nhất cao trong việc tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động, hướng về cơ sở xây dựng khu dân cư vững mạnh, toàn diện về mọi mặt. Phát huy dân chủ và tạo sự đồng thuận trong nhân dân; quan tâm đến việc phát huy vai trò của người có uy tín trong các tổ chức tôn giáo, trong đồng bào dân tộc thiểu số và ở cộng đồng dân cư; cán bộ MTTQ các cấp phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác, tâm huyết, nhiệt tình với Cuộc Vận động thì mới đạt được kết quả cao./.