Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2015 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015) hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 2.215 hộ, chiếm tỷ lệ 10,88%; hộ cận nghèo 1.923 hộ, chiếm tỷ lệ 9,44%. Giai đoạn 2016-2020 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều): Đầu năm 2016, toàn tỉnh có 17.162 hộ nghèo, chiếm 5,81%; 11.658 hộ cận nghèo, chiếm 3,95%; thì vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 4.250 hộ nghèo, chiếm 19,98% và 1.913 hộ cận nghèo, chiếm 8,99%. Đến đầu năm 2020, toàn tỉnh còn 6.323 hộ nghèo, chiếm 1,92%; 15.173 hộ cận nghèo, chiếm 4,61%; trong đó, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 1.705 hộ, chiếm 6,96% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 26,97% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo có 3.139 hộ, chiếm 12,82% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 20,69% so với tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Như vậy, kết quả giảm nghèo đến đầu năm 2020 (so với năm 2016) là 2.545 hộ, tương ứng giảm 13,02% (bình quân giảm trên 3,25%/năm).
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc. Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm, đặc biệt là nông sản hàng hóa còn yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, một. Những tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu đã hình thành lâu đời trong cộng đồng chậm thay đổi, tiến bộ theo xu hướng chung; do đó, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao...