TIN HOẠT ĐỘNG

Một số kết quả đạt được qua 3 năm triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Bình Thuận là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, nối liền Trung Bộ với miền Đông Nam Bộ, tổng diện tích tự nhiên 7.943,93 km². Toàn tỉnh hiện có 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 124 xã, phường, thị trấn, gồm 34 dân tộc thiểu số, với 101.733 khẩu/24.187 hộ; chiếm 8% dân số của tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ; trong đó, các dân tộc Raglai, Cơ Ho, Chơ ro sinh sống tập trung ở 11 xã và 20 thôn xen ghép; dân tộc Chăm cư trú ở 04 xã và 09 thôn xen ghép ở ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ; dân tộc Tày, Nùng, Hoa chủa yếu sống ở 02 xã và 02 thôn xen ghép và các phường thuộc thành phố Phan Thiết. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 08 tôn giáo được Nhà nước công nhận (gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo Bàni, Bàlamôn giáo, Cao đài, Ba’hai, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam) đang hoạt động trên địa bàn 121/124 xã, phường, thị trấn với 498 cơ sở tôn giáo, 1.776 chức sắc, tu sĩ và 495.799 tín đồ các tôn giáo, chiếm 38,8% dân số toàn tỉnh. Trong đó, có trên 1.000 tín đồ là người dân tộc thiểu số (K’ho, Raglai) theo Công giáo, Tin lành. Ngoài ra , người Chăm theo đạo Bàni có 3.767 hộ/20.058 khẩu, chiếm 52,5% dân số Chăm và chiếm 1,5% dân số toàn tỉnh. Người Chăm theo đạo Bàlamôn giáo có 3.161 hộ/18.162 khẩu, chiếm 47,95% dân số Chăm và chiếm 1,46% dân số toàn tỉnh. Riêng huyện Bắc Bình là nơi người Chăm sinh sống đông nhất, có khoảng 20.044 người, chiếm gần 2/3 dân số người Chăm toàn tỉnh. Người Chăm Bình Thuận chia làm 02 nhóm tôn giáo chính: người Chăm Ahier và người Chăm Awai/Bani. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 54 đình làng, 19 đền thờ, 37 miếu thờ, 27 lăng vạn và 07 cơ sở tín ngưỡng khác.

Xác định công tác dân tộc có liên quan chặt chẽ đến công tác tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp tổ chức các lễ hội văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh như: Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa, tết Katê và tết Ramưwan của đồng bào Chăm, tết đầu lúa của đồng bào Cờ Ho, Raglai... Phối hợp Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tham gia góp ý xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng chức sắc Hồi giáo Bàni và Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo; tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động lễ hội của đồng bào Chăm có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Phối hợp với Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2023; đồng thời, hàng năm thường xuyên tổ chức rà soát, thay thế, bổ sung người có uy tín, đến nay người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh là 89 người; đồng thời phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và đưa đoàn người có uy tín đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với người uy tín ở các tỉnh bạn; tổ chức người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các lớp tập huấn, cung cấp thông tin do Quân khu 7... tổ chức. Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tổ chức triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền thuộc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trong vùng dân tộc thiểu số hàng năm trên địa bàn tỉnh và Đề án “Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi” (trong đó có các vị chức sắc tôn giáo, già làng và người có uy tín tham dự) với: 61 lớp/2.814 người tham dự. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng thường xuyên phân công các đồng chí trong Ban Thường trực, cán bộ, chuyên viên theo dõi phụ trách địa bàn thường xuyên bám sát địa bàn, nắm tình hình an ninh trật tự và tình hình tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là những vùng có tranh chấp, lấn chiếm đất trái phép và nắm các vấn đề dư luận xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề mới nảy sinh hoặc tâm tư, nguyện vọng bức xúc của đồng bào trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt tâm linh của đồng bào.Nhìn chung, các hoạt động tôn giáo bình thường với tinh thần tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật, đồng bào có đạo và không theo đạo đều thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong vùng đồng bào không xảy ra vụ việc phức tạp an ninh nông thôn, tín ngưỡng tôn giáo, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

 


Các tin khác

TIN NỔI BẬT

TÀI LIỆU