6 tháng qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên và ngành chức năng liên quan bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Họp dân, tổ chức các Hội thi văn nghệ, thể thao, qua hệ thống loa phát thanh, băng rôn, áp phích, cờ phướn, biểu ngữ... đã tổ chức tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước trong năm 2017 như tập trung tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Căn cước công dân; Luật đất đai (sửa đổi); Luật hòa giải ở cơ sở; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật tiếp công dân và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương có tác động liên quan trực tiếp đến người dân ở cơ sở. Song song với công tác tuyên truyền, Mặt trận các cấp đã chủ động phối hợp tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, các nhóm nòng cốt về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 59 “Nhóm nòng cốt, 78 “Câu lạc bộ pháp luật”, 170 khu dân cư có “Kệ sách pháp luật”, 714 tổ Hòa giải với hơn 4.500 thành viên, “Khu dân cư phòng chống tội phạm, ma túy”, "Khu dân cư không có ma túy", "Ánh sáng an ninh", “Khu dân cư bảo vệ môi trường”, “Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, “Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hoạt động hiệu quả”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp tổ chức cho các vị đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIV ở 41 điểm, có hơn 2.100 lượt cử tri tham dự. Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc 02 đợt/250 điểm, có 13.778 cử tri tham dự, ghi nhận 1.607 ý kiến. Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật: Luật Đường sắt (sửa đổi), Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật Thủy lợi, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội cũng được Mặt trận các cấp chú trọng. 6 tháng đầu năm, trên tinh thần định hướng nội dung công tác giám sát của cấp ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát bảo đảm tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam. Nhờ vậy nội dung giám sát, phản biện được lựa chọn luôn tập trung vào các lĩnh vực nhân dân quan tâm, như giám sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về xử lý chất thải y tế tại các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Tánh Linh; việc triển khai thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hàm Tân; về thực hiện chế độ đối với phạm nhân tại nhà tạm giam, tạm giữ và việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của cử tri, của công dân; việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...Mặt trận tỉnh đã phối hợp tổ chức cho đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với 120 công dân huyện Tuy phong; Mặt trận huyện Bắc Bình tổ chức hội nghị phản biện xã hội về phương án sử dụng khu đất chợ cũ - TT. Chợ Lầu; Mặt trận huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức hội nghị phản biện dự thảo Kế hoạch của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2025 và dự thảo Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 07-NQ/TU, ngày 25/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Mặt trận huyện Hàm Tân tổ chức hội nghị phản biện góp ý cho dự thảo kế hoạch thực hiện Đề án giao thông nông thôn của huyện.
Hiện nay, toàn tỉnh có 127 Ban Thanh tra nhân dân/127 xã, phường, thị trấn với 998 thành viên, hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại nhiều địa phương đạt kết quả tốt, qua đó đã phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc giám sát thi công xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh ở cộng đồng dân cư từ nguồn ngân sách nhà nước và nhân dân đóng góp. 6 tháng đầu năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiến hành triển khai kế hoạch xây dựng mô hình điểm "Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hoạt động hiệu quả" tại xã Bình Tân (Bắc Bình), Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam), Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết), Đức Bình (Tánh Linh). Ban Thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và TP.Phan Thiết tiến hành giám sát 170 cuộc, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn của huyện Tánh Linh tiến hành giám sát 36 công trình với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 05 tỷ đồng; tham gia phối hợp giải quyết hòa giải ở thôn, khu phố góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư; thúc đẩy hoạt động hòa giải ở cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ nhân dân đạt kết quả cao. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm thực hiện, Mặt trận các cấp luôn bố trí thời gian và lịch tiếp dân đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Tại cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và huyện đã bố trí phòng tiếp công dân và phân công cán bộ tiếp công dân thường xuyên; xây dựng và công khai nội quy tiếp công dân theo quy định.
Những kết quả đạt được của Mặt trận các cấp trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền đã góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo được niềm tin và là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp./.