TIN HOẠT ĐỘNG

Hàm Thuận Bắc: Quan tâm phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hàm Thuận Bắc, là huyện nông thôn miền núi, toàn huyện có 17 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã vùng cao, 8 xã miền núi, 3 xã đồng bằng và 2 thị trấn (Ma Lâm và Phú Long). Diện tích tự nhiên 1.283,47 km2 . Dân số toàn huyện 170.684/42.192 hộ, mật độ dân số trung bình 127,9 người/km2, được phân bố trên địa bàn 86 thôn, khu phố.Dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp (81%). Có 21 dân tộc anh em, trong đó người kinh chiếm 92,7%, đồng bào DTTS chiếm 7,8%. Chủ yếu là người K’ Ho, người Chăm, người Rắc lây. Có 7 tôn giáo với 13.932 tín đồ, chiếm 9,5% dân số, chủ yếu là Thiên chúa giáo và Phật giáo.

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Thuận Bắc quyết tâm thực hiện tốt các Nghị quyết, chính sách của Nhà nước

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của địa phương. Bà con các dân tộc, trong đó: Dân tộc Chăm, K’ Ho, Rắc lây… tích cực tham gia về phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các Quyết định, Thông tư của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban Dân tộc, Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp đã hòa nhập vào cuộc sống trong cộng đồng dân cư của đồng bào các Dân tộc. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam, sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị, xã hội từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Nhất là Nghị quyết TW 7 về việc thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về dân sinh kinh tế đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Quyết định số 18 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm. Nhờ đó, những năm qua, bằng nhiều chương trình dự án quốc gia và của tỉnh đã đầu tư phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo được bước phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào đã biết thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển và cải tạo vườn cây ăn quả, chuyển đổi giống lúa mới, bắp lai, thanh long… Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng tăng khá so với trước, chăn nuôi trâu, bò, dê, heo có bước phát triển; công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật được chú ý, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nổi bật là giao thông, có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã và các thôn; trường học, trạm xá, trụ sở làm việc, nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng khang trang và gần đây đã kéo điện lưới quốc gia đến các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc. Lưu thông vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống được cải thiện một bước, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá. Hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước tiếp tục được nâng lên.

Từ đó đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hàm Thuận Bắc được nâng lên, ngày càng khởi sắc. Đó là những tín hiệu vui đối với chức sắc, tín đồ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hàm Thuận Bắc nói riêng và đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Chú trọng và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc phát huy bản sắc, các giá trị văn hóa truyền thống. Đào tạo, bồi dưỡng con em và cán bộ ở cơ sở, tạo được nguồn đội ngũ cán bộ ở cơ sở là con em dân tộc thiểu số.Thông qua phong trào thi đua; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, dô thị văn minh”,  phong trào chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết nhất trí được thể hiện qua việc tích cực lao động sản xuất, học tập, tinh thần sáng tạo, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Với tinh thần nổ lực và lòng nhiệt huyết, trong năm qua, chức sắc, tín đồ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hàm Thuận Bắc tích cực thực hiện Nghị quyết của Đảng; chính sách của Nhà nước về “thi đua chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”. Như làm thủy lợi, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, đóng góp làm đường bê tông giao thông nông thôn; theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đã thực hiện làm được: 4.645 km2  đường, tổng giá trị Nhà nước đầu tư trên 4,2 tỉ đồng, nhân dân đóng góp trên hàng trăm triệu đồng, ngoài ra nhân dân còn tự đóng góp duy tu đổ đất đường là 58 triệu đồng. Hưởng ứng phong trào thi đua; đã ra sức học tập, lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống gia đình và có những đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, thực hiện nếp sóng văn hóa, xây dựng quê hương./.

                                                                                   


Các tin khác

TÀI LIỆU