TIN MỚI NHẤT

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc

Toàn tỉnh có 289.685 hộ/1.271.136 khẩu gồm có 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số, với 23.177 hộ/101.733 khẩu, chiếm trên 8% dân số của tỉnh; gồm dân tộc Chăm 9.041 hộ/39.656 khẩu, dân tộc Raglai 5.198 hộ/21.364 khẩu, dân tộc Cơ Ho 3.618 hộ/15.044 khẩu, dân tộc Chơ Ro 748 hộ/2.825 khẩu, dân tộc Hoa 2.920 hộ/12.250 khẩu, dân tộc Tày 1.430 hộ/5.712 khẩu, dân tộc Nùng 526 hộ/2.358 khẩu, còn lại là các dân tộc khác. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp và sống xen kẽ nhau, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Với đặc điểm đó, sau khi có Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết số 15 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc và nhất là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2001 – 2005) ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS” (Nghị quyết số 04). 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà cho bà con nghèo vùng dân tộc thiểu số huyện Hàm Thuận Bắc.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tập trung phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó chú trọng công tác tiếp xúc, gặp gỡ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng; phát huy vai trò của người có uy tín, cốt cán tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số. Thông qua các hội nghịhọp mặt các chức sắc tôn giáo, dân tộc và người tiêu biểu trong tỉnh nhằm quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà nước; thông tin tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cho hơn 2.128 lượt chức sắc các dân tộc, tôn giáo, người có uy tín, người tiêu biểu tỉnh nhà. Nhằm kịp thời động viên các chức sắc dân tộc, tôn giáo tiếp tục vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sống “Tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Cũng nhân dịp này, tiếp thu hơn 500 lượt ý kiến, phiếu góp ý, đóng góp về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; công tác bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông và một số nội dung đề xuất liên quan đến tình hình hoạt động, xây dựng của các cơ sở thờ tự... trên cơ sở đó, kịp thời kiến nghị, đề xuất các cơ quan chức năng xem xét giải quyết những quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho các cộng đồng các dân tộc thiểu số như: kiến nghị giải quyết đất sản xuất, hỗ trợ vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, xây Trụ sở làm việc của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni; kiến nghị về việc sát nhập Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, vận động thống nhất Lịch Chăm bản địa cho đồng bào Chăm Bình Thuận...

Phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp phổ biến giáo dục pháp luật cho hàng ngàn lượt người tham dự như: Hiến Pháp Nước CHXHCNVN, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bảo vệ môi trường, Luật giao thông đường bộ. Qua đó làm chuyển biến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phối hợp với Hội đồng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật tổ chức 45 lớp, với 4.185 lượt người là cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cơ sở tham dự; tuyên truyền hơn 4.205 cuộc với 874.592 lượt người tham dự; giải thích, trả lời và tư vấn về pháp luật cho hơn 246.000 công dân tại cụm dân cư, hộ gia đình…; chuyển tải cho 27.778 lượt người mượn sách pháp luật để tìm hiểu; tổ chức các đợt tập huấn hỗ trợ về kiến thức pháp luật cũng như nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho 78 Câu lạc bộ pháp luật, 372 Nhóm nòng cốt.

 Phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Bình, Tuy Phong xây dựng 03 mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bào dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bà ni và Bà la môn xã Phan Thanh và Phan Hiệp huyện Bắc Bình và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong có hơn 700 hộ03 trường học ở địa phương đăng ký cam kết, bước đầu mô hình đi vào hoạt động có hiệu quả, nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực.Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với xã Phan Điền, huyện Bắc Bình giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều hoạt động thiết thực như xây dựng sân phơi nông sản 600 m2, trị giá 60 triệu đồng, trao 700 suất học bổng 700 suất học bổng. Ngoài ra, còn vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ, tặng quà cho đồng bào nghèo, khó khăn ở các xã Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Điền, Phong Phú... với 400 suất quà trị giá 110 triệu đồng để đồng bào vui xuân đón Tết; thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến cuối năm 2018 còn 2.327 hộ nghèo, chiếm 27,77% so với hộ nghèo toàn tỉnh, chiếm 10,04% so với số hộ ĐBDTTS, còn 3.177 hộ cận nghèo, chiếm 20,7% so với hộ nghèo toàn tỉnh, chiếm 13,71% so với số hộ ĐBDTTS; tăng cường thực hiện tốt cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến cuối năm 2018 có 04/17 xã thuần DBDTTS đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều mô hình bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát huy có hiệu quả như: ánh sáng an ninh, camera an ninh… góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định.

Gắn với các phong trào thi đua yêu nước, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tính đến cuối năm 2018, kết quả thực hiện các tiêu chí của 17 xã thuần vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 160 tiêu chí, cụ thể: 02 xã đạt 18/19 tiêu chí (Phan Hiệp, Phan Hòa); 02 xã đạt 15 tiêu chí (Hải Ninh, Phan Thanh); 01 xã đạt 12 tiêu chí (Sông Lũy); 03 xã đạt 09 tiêu chí (Phú Lạc, Đông Giang, Đông Tiến); 01 xã đạt 08 tiêu chí (Phan Dũng); 07 xã đạt 06 tiêu chí (Phan Điền, Phan Tiến, Phan Lâm, Phan Sơn, La Dạ, Mỹ Thạnh, La Ngâu); 01 xã đạt 05 tiêu chí (Hàm Cần). Đến cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 04/17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới. Góp phần đưa toàn tỉnh có 56/96 xã đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 58,3%, 01 huyện công nhận (Phú Quý), phấn đấu cuối năm 2019 thêm 01 huyện đạt chuẩn (Đức Linh). Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng cấp; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố. Đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ở 96 xã đạt 34,5 triệu đồng/người/năm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa trung bình hằng năm có trên 95% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”, “Dòng họ tự quản an ninh trật tự” ở xóm lá buông đồng bào dân tộc Chăm tại xã Tân Thuận, Hàm Thuận Nam; ở Tánh Linh có 11 mô hình, trong đó có 08 mô hình “khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, 02 mô hình “khu dân cư phòng, chống tội phạm, ma túy”, 01 mô hình “khu dân cư không bạo lực gia đình”...Hàng năm, phối hợp các tổ chức thành viên Mặt trận cùng cấp củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 85 tổ hòa giải với 612 thành viên ở 17 xã đảm bảo số lượng đi vào hoạt động hiệu quả. Đã hòa giải thành 2.164 vụ trong đồng bào dân tộc thiểu số/15.365/18.468 vụ việc ở thôn, khu phố, làm giảm đáng kể vụ việc phải chuyển lên cấp trên giải quyết góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư. Đã tổ chức giám sát được 109 cuộc giám sát và kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 261 ý kiến liên quan đến các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Bên canh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế như phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm, chưa quan tâm vay vốn đầu tư sản xuất; mức sống của đồng bào, nhất là vùng cao còn thấp; công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng còn chậm, những mô hình sản xuất hiệu quả chưa được nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào; tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học  kỹ thuật  trong sản xuất, đời sống còn chậm; tình hình thời tiết khí hậu diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất cây trồng như lúa, điều, hồ tiêu…./.


Các tin khác

TÀI LIỆU