Để việc tham gia góp ý, xây dựng đạt hiệu quả, ngoài việc cần xác định những công việc cụ thể, những vấn đề bức xúc, nổi cộm, mà còn phải quan tâm những thông tin phản ánh từ Nhân dân liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Nhân dân… để đăng ký với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến. Từ đó, khảo sát nắm tình hình, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân. MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức 472 cuộc đối thoại, riêng ở cấp tỉnh, MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp kịp thời đồng bộ với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức đối thoại giữa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh với Nhân dân thành phố Phan Thiết vào năm 2016, huyện Tuy Phong (năm 2017), thị xã La Gi (năm 2018) và huyện Bắc Bình vào năm 2019 vừa qua. Các ý kiến tiếp thu tại các buổi đối thoại được giải quyết, đạt trên 91%.
Đồng chí Bố Thị Xuân Linh, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh chủ trì hội nghị
Qua thực tiễn hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của UBMTTQVN tỉnh trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Ủy viên UBMTTQVN, thành viên tổ chức tư vấn UBMTTQVN các cấp, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo, chuyên gia trên các lĩnh vực.
- Kịp thời báo cáo, xin ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp các nội dung cần triển khai. Trao đổi, thống nhất với Thường trực HĐND, UBND, Thanh tra, Ủy ban Kiểm tra các cấp, tránh trùng lắp, chồng chéo trong quá trình thực hiện.
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc nắm bắt dư luận xã hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp Nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của UBMTTQVN.
- Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, UBMTTQVN các cấp cần lựa chọn những nội dung tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phù hợp với những vấn đề mà xã hội và Nhân dân đang quan tâm để báo cáo với cấp ủy, thống nhất với chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị sau phản biện của UBMTTQVN phải khách quan, trung thực, đầy đủ nhưng có sự chắt lọc kỹ càng, đảm bảo căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn; các giải pháp đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi. Đồng thời UBMTTQVN phải theo dõi, đôn đốc, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị sau giám sát, phản biện và góp ý.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian đến, cần tập trung một số giải pháp sau:
- Tiếp tục phát huy việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị, thực hiện việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền mỗi năm một lần, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú với cán bộ, đảng viên một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng, đảng viên.
- MTTQ các cấp cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các ngành các cấp; cần chọn đúng thời điểm, đúng trọng tâm, chú ý những vấn đề thời sự, nổi cộm trong cuộc sống hằng ngày; thường xuyên kiểm tra kết quả sau giám sát đối với các đơn vị được giám sát".
- Cần nâng cao trách nhiệm giải trình, giải thích và thái độ cầu thị của các cơ quan được giám sát, sớm khắc phục những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân./.