Trong những năm qua, bằng các chương trình, dự án, các chế độ chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Thuận luôn ưu tiên các nguồn lực và ban hành các chính sách đặc thù riêng của tỉnh để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, như: Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển toàn dân dân sinh kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS; Nghị quyết 05- NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và huyện đảo Phú Quý; Quyết định số 05/QĐ-UBND về thực hiện chính sách đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS…Từ những chủ trương, chính sách trên, đến nay vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những tiến bộ rõ nét. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đáp ứng nhu cầu phát triển. Công tác giáo dục phát triển mạnh cả ba cấp học. Việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được chú ý, các chương trình y tế quốc gia được triển khai sâu rộng. Bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng lên. Những kết quả trên, có một phần đóng góp không nhỏ của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách và các phong trào tại địa phương.
- Trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới: MTTQ Việt Nam các cấp tích cực vận động và giúp đỡ nhân dân ở địa phương tự lực vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình; mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế trang trại để tăng thu nhập cao. Trên thực tế, hiện nay nhiều hộ đồng bào dân tộc và gia đình người có uy tín đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, thành lập trang trại sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hàng hóa, nhiều mô hình sản xuất – kinh doanh được nhân rộng để các hộ đồng bào học tập, trao đổi.
- Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc: Chủ động phối hợp và đề xuất với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở để từng bước phát huy hiệu quả hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Đặc biệt, trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đại hội Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân đã giới thiệu nhiều Người có uy tín tiêu biểu để tham gia ứng cử.
- Trên lĩnh vực giữ gìn an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Kịp thời các thông tin về tình hình an ninh trật tự xã hội để báo cáo các cấp, ngành xem xét, giải quyết. Đặc biệt, các mô hình: “Cơ sở thờ tự với phong trào giữ gìn an ninh trật tự”; mô hình “bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”; mô hình “tủ sách pháp luật”; mô hình “An ninh tự quản, tự phòng” trong vùng đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả góp phần ngăn kịp thời những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch (đặc biệt là sự kiện ngày 10, 11/6/2018; do thường xuyên nắm bắt và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đồng bào DTTS không ai tham gia). Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS , miền núi cơ bản ổn định, không có điểm nóng xảy ra.
- Công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Thường xuyên tuyên truyền việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phát triển và bảo tồn làng nghề truyền thống, giữ gìn tiếng nói, chữ viết, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đến nay, việc tổ chức cưới, hỏi được thực hiện theo quy định pháp luật. Hầu hết nam nữ thanh niên dân tộc đăng ký kết hôn đúng độ tuổi, hiện không còn tệ thách cưới...