TIN MỚI NHẤT

05 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2008-2012 của MTTQ Việt Nam huyện Tánh Linh.

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãng đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008-2012.

các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Qua 5 năm triển khai, thực hiện, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc có hiệu quả, tập trung vào các nhóm đối tượng là cán bộ công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; đồng bào dân tộc thiểu số; người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp; thanh thiếu niên, học sinh với các nội dung và biện pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Chính vì vậy, các mục tiêu, yêu cầu của Chương trình PBGDPL đề ra đã thực hiện và hoàn thành. Thông qua công tác PBGDPL, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nhận thức rõ về quyền và nghĩa vụ của mình. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội, giữ gìn an ninh- chính trị ở địa phương, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đã tổ chức tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt, hội họp thôn xóm cho trên 29.000 lượt người; giải thích, trả lời và tư vấn về pháp luật cho trên 3200 lượt cụm dân cư, hộ gia đình và những người có yêu cầu, cho 2600 lượt người mượn sách pháp luật để tìm hiểu. Các xã, thị trấn như: Đức Phú, Thị trấn Lạc Tánh, Gia An, Gia Huynh, Măng Tố, Suối Kiết, Đồng Kho đã thực hiện được việc điều tra xã hội học bằng phiếu điều tra để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật khá hiệu quả. Hoạt động của “Câu lạc bộ pháp luật”, “Nhóm nòng cốt” phát huy hiệu quả trong công tác tư vấn, trả lời, giải thích các vấn đề về pháp luật cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật; bên cạnh đó công tác phối hợp trong hòa giải, xử phạt vi phạm hành chính và xử lý mối quan hệ chòm xóm, láng giềng “Thấu tình đạt lý”, đã có tác dụng lan tỏa trong cộng đồng dân cư làm cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được đẩy mạnh hơn, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, ở khu dân cư...

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, việc thực hiện công tác PBGDPL vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số cơ sở sự phối hợp giữa các ngành chức năng và “Câu lạc bộ pháp luật”, “ Nhóm nòng cốt” để thực hiện công tác tư vấn, tuyên truyền pháp luật chưa được đồng bộ, điều kiện và các phương tiện hoạt động tuyên tuyền pháp luật còn bất cập, hệ thống loa đài truyền thanh ở nhiều xã hư hỏng không sử dụng được, nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng; Một số cán bộ cơ sở do hạn chế về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL nên còn lúng túng trong việc thuyết phục, phân tích để người dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Chương trình Quốc gia về PBGDPL; Công tác tuyên truyền, vận động cũng như việc tư vấn và giải thích trả lời về pháp luật cho nhân dân của một số “Câu lạc bộ pháp luật” và thành viên “Nhóm nòng cốt” còn hạn chế; Việc tuyên truyền, vận động chưa thật sự sâu kỹ và sát thực với tâm nguyện của nhân dân, tuyên truyền chưa kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, cũng như nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương./.


 


Các tin khác

TÀI LIỆU