TIN MỚI NHẤT

Kết quả xây dựng mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh

Hiện nay dân số toàn tỉnh 1.279.161 khẩu/304.886 hộ; có 34 dân tộc thiểu số với 101.733 khẩu/24.187 hộ, chiếm 8% dân số của tỉnh, gồm dân tộc Chăm 9.041 hộ/39.656 khẩu, dân tộc Raglai 5.198 hộ/21.364 khẩu, dân tộc Cơ Ho 3.618 hộ/15.044 khẩu, dân tộc Chơ Ro 748 hộ/2.825 khẩu, dân tộc Hoa 2.920 hộ/12.250 khẩu, dân tộc Tày 1.430 hộ/5.712 khẩu, dân tộc Nùng 526 hộ/2.358 khẩu, còn lại là các dân tộc khác. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ. Riêng một số dân tộc sinh sống tập trung ở các thôn, xã thuần như Dân tộc Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro (cư trú ở 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép thuộc địa bàn vùng cao), dân tộc Chăm cư trú ở 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép ở ven trục đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ; dân tộc Tày, Nùng, Hoa sống ở 2 xã thuần và 2 thôn xen ghép ở vùng đồng bằng, núi thấp. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua tình hình sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào ngày càng ổn định, từng bước ứng dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển các mô hình trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn; nạn phá rừng làm rẫy ảnh hưởng môi trường sinh thái đã được hạn chế. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định, đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác giáo dục, y tế được quan tâm, mạng lưới trường lớp, trạm y tế tiếp tục được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 21,6%; 100% đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 88,3% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Trước tình hình đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp triển khai xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” vùng đồng bào dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bàni và Bàlamôn tại 2 xã Phan Thanh và Phan Hiệp, huyện Bắc Bình. Trên cơ sở đó, tiếp tục nhân rộng ra 2 điểm khu dân cư tại huyện Bắc Bình và Tuy Phong: “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” vùng đồng bào dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bà ni tại thôn Cảnh Diễn thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình và đồng bào dân tộc Chăm theo Bà la môn giáo ở thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Từ nhận thức về việc giữ gìn, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã có hơn 700 hộ và 3 trường học ở địa phương đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và có 286 hộ đăng ký cam kết “4 không 4 có” theo nội dung hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; nhiều khu dân cư từng bước xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng và thực hiện nếp sống mới theo hướng hiện đại, như ăn chín, uống chín, sử dùng nước sạch hợp vệ sinh trong sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, nhà tắm, giếng nước, thu gom 3 rác thải đến nơi tập trung…Nhìn chung qua triển khai tổ chức thực hiện mô hình ký cam kết đa phần nhân dân đều hưởng ứng cao, cho đây là một mô hình mang lại lợi ích thiết thực trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của nhân dân.


Các tin khác

TÀI LIỆU