TIN MỚI NHẤT

MTTQ các cấp huyện Tánh Linh trong công tác tham gia hòa giải mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân.

Hòa giải ở cở sở là nhiệm vụ rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống tại cộng đồng dân cư. Nó không chỉ góp phần giải quyết xung đột, mâu thuẫn ngay tại cộng đồng dân cư, góp phần hạn chế đơn, thư khiếu kiện vượt cấp mà còn góp phần rất quan trọng trong việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, là một trong những yếu tố, nội dung quan trọng trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 

Quang cảnh hội nghị tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.

Trên địa bàn huyện Tánh Linh, công tác hòa giải ở cơ sở nhiều năm qua đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo ngành Tư pháp phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp triển khai thực hiện khá đồng bộ và mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2015, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Sở Tư pháp đã hướng dẫn MTTQ cấp cơ sở phối hợp chính quyền cùng cấp quan tâm chỉ đạo các Ban công tác Mặt trận, phối hợp với trưởng thôn củng cố kiện toàn 76 Tổ hòa giải/76khu dân cư, với trên 477 hòa giải viên. Tổ chức hòa giải thành 118 vụ việc mâu thuẫn, xích mích tại cộng đồng (chủ yếu là tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong gia đình, gây ô nhiễm môi trường, trình trạng hôn nhân...), đạt tỷ lệ trên 80% vụ việc. Qua đó, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở. Đồng thời, hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân. Tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: ở một số ít địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thấy hết tầm quan trọng và hiệu quả của công tác hòa giải, nên chưa quan tâm chỉ đạo, đầu tư mua sách và tài liệu pháp luật phục vụ công tác hòa giải; đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, không có nhiều thời gian dành cho công tác hòa giải; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hòa giải chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn tự vận dụng kiến thức và kinh nghiệm để làm công tác hòa giải; kinh phí phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở

Để công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian đến trên địa bàn huyện Tánh Linh đạt kết quả cao hơn nữa cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải bằng nhiều hình thức, phù hợp đối tượng góp phần đưa pháp luật hòa giải vào cuộc sống. MTTQ các cấp cần tiếp tục thực hiện đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012- 2016” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở bảo đảm chất lượng, có kiến thức pháp luật nhất định, có kỹ năng tốt về tuyên truyền pháp luật. 


 


Các tin khác

TÀI LIỆU