Ngày hội ở các khu dân cư trên địa bàn xã được tổ chức đã tạo ra những cơ sở vững chắc để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đặc biệt, việc tổ chức ngày hội với nhiều nội dung, hoạt động phong phú về cả phần lễ và phần hội đã quy tụ được sự đoàn kết, tham gia của các thành phần cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân sinh sống, lao động, làm việc, công tác ở các nơi trên địa bàn xã về tham dự động đủ, góp phần tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thông qua Ngày hội đã tuyên truyền quá trình ra đời, hình thành, phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động bổ ích; từ đó, tạo ra tinh thần đoàn kết, sự gắn bó trong Nhân dân ở địa bàn khu dân cư; khơi dậy ý thức, trách nhiệm cộng đồng cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, làng xóm ngày càng giàu đẹp, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Ngày hội thường diễn ra 2 ngày: Ngày thứ nhất tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, thi đấu bóng chuyền, thi gói bánh chưng, thi ẩm thực, cấm trại, văn nghệ…. với nhiều chủ đề phong phú, sinh động. Ngày thứ hai tổ chức phần lễ với những nội dung như: ôn lại truyền thống kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam, báo cáo đánh giá kết quả 1 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”….đồng thời, phát động phong trào thi đua thực hiện chương trình thống nhất hành động cho năm tiếp theo do Mặt trận phát động, gắn với biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và các hoạt động hỗ trợ, tặng quà cho gia đình chính sách, người có công cách mạng, gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi …và kết thúc Ngày hội là bữa cơm đại đoàn kết, thể hiện tình đoàn kết trong Nhân dân.
Qua đánh giá thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở các thôn; bình quân hàng năm có 99,5% hộ đăng ký gia đình văn hoá, cuối năm bình xét có trên 98% hộ đạt gia đình văn hoá; trong 20 năm qua, có 211 cá nhân, 307 tập thể, 660 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu được khen thưởng tại Ngày hội. Nhiều mô hình tự quản có hiệu quả trong Nhân dân được xây dựng, nhân rộng như: mô hình “Hủ gạo tình thương” của Hội Phụ nữ; mô hình “cần, kiệm” của chi bộ thôn; xây dựng các mô hình đảm bảo an ninh trật tự như mô hình: “ Thôn tự quản phòng, chống lay lan ma túy”; mô hình “ Camera đảm bảo an ninh trật tự”; mô hình “ Quỹ giúp đỡ người hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự”; mô hình “Thu gom rác thải”… . tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Các thiết chế Nhà văn hóa ở các thôn phát huy hiệu quả, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, thông qua các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ,... ; đặc biệt, thông qua phong trào, cuộc vận động Nhân dân ở các thôn đã tự nguyện hiến 10.000m đất và hàng trăm ngày công, tổng giá trị 1,5 tỷ đồng để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới ở địa phương.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và nâng chất lượng Ngày hội, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam xã tiếp tục làm tốt hơn vai trò tham mưu với cấp ủy, phối hợp với UBND xã và các tổ chức thành viên để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về giá trị và ý nghĩa của Ngày hội để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong tham gia thực hiện Chương trình phối hợp, thống nhất hành động và hoạt động của Ngày hội tại địa phương, nhằm không ngừng phát huy khối sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh ở địa phương./.