TIN HOẠT ĐỘNG

Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Tuy Phong.

Phòng kinh tế hạ tầng huyện Tuy phong và các đơn vị liên quan đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong thực hiện cuộc vận động và thu được nhiều kết quả, ngăn chặn, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,... tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng.

Quảng cảnh buổi kiểm tra thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại huyện Tuy Phong (ảnh tư liệu).

Theo đó, Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đồng thời phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt kết quả khá tốt. Qua đó, hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.

Trong gần 2 năm qua tiến hành phối hợp kiểm tra, kiểm soát gần 100 vụ, phát hiện, chân chính kịp thời vi phạm trong kinh doanh, vi phạm an toàn thực phẩm. Đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tổ chức kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với các chương trình khuyến mại tại địa phương. Những năm trở lại đây, đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, Bách hòa xanh trên địa bàn huyện từng bước phát triển. Các nhà đầu tư đã quan tâm đầu tư xây dựng chợ, siêu thị; các địa phương thảo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Một số chợ được xây mới và đã đi vào hoạt động như Phước Thế, Chỉ Công. Một số xã, thị trấn phát huy hiệu quả của hàng Bách hóa xanh như Vĩnh Tân, Phước Thể, Liên Hương, Chí Công và Phan Rí Cửa….

Phía các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn đã không ngừng mở rộng kênh phân phối sản phẩm nhằm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, xây dựng thương hiệu, cam kết quan tâm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn. về quyền lợi của mình. Trong năm 2020 đã tổ chức được nhiều đợt hội chợ đưa hàng về nông thôn, quảng bá thương hiệu, hàng hóa đa dạng về mẫu mã, giá cả phù hợp tạo được sự đồng tình và thu hút hơn 2.000 lượt người tiêu dùng tham gia,

Làm được điều đó, chính là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ngày càng triển khai đồng bộ, nhân ra diện rộng và dần dần đi vào chiều sâu. Đến nay, nhận thức và thói quen của người tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Nhìn nhận khách quan, trên thị trường huyện, hàng Việt ngày càng được ưa chuộng, nhất là người tiêu dùng vùng nông thôn. Thực tế đã chứng minh, sức tiêu thụ hàng Việt ở các chợ nông thôn trở nên sôi động hơn, tâm lý tiêu dùng hàng nội đã trở thành thói quen của người dân. Người dân nông thôn chủ yếu thu nhập thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, trong khi đó hàng ngoại chất lượng tốt thì giá quá đắt, một số mặt hàng giá thấp thì chất lượng không đảm bảo nên hàng Việt vẫn là sự lựa chọn phù hợp của người tiêu dùng. Cùng với đó sự đa dạng hàng hóa cũng là nguyên nhân chính thu hút người tiêu dùng đối với hàng việt. Cuộc vận động đã tạo được bước chuyển biến tích cực và có sự lan tỏa đến mọi người dân.

Thành công của cuộc vận động chính là cuộc vận động đã phần nào làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất. Chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn về chất lượng và mẫu mã, lợi ích của người tiêu dùng cũng được quan tâm, đảm bảo hơnđiều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước và một bộ phận nhân dân chưa nghiêm túc thực hiện tinh thần, nội dung cuộc vận động. Một số nơi cuộc vận động còn mang tính hình thức, riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương. Trong hoạt động đưa hàng về nông thôn một số doanh nghiệp còn lợi dụng khuyến mãi để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn kho, hàng quá đát... làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, từ đó làm giảm ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động.

Để thay đổi, người tiêu dùng phải tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm tài sản công. sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày, tạo thói quen khi mua sắm, tiêu dùng. ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng do các doanh nghiệp, nhà sản xuất ở địa phương làm ra góp phần làm cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thật sự thiết thực và hiệu quả. Tăng cường kiểm tra thực hiện cuộc vận động ở cấp cơ sở, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn.... trong tình trạng hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang trôi nổi rất nhiều trên thị trường, đó là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Hệ lụy tiêu cực mang lại cho xã hội không nhỏ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm uy tín của nhà sản xuất chân chính, điển hình như đồ ăn, đồ uống thuốc chữa bệnh, kể cả phân bón, thuốc trừ sâu... chưa có giải pháp giải quyết triệt để, tận gốc.


Các tin khác

TÀI LIỆU