TIN HOẠT ĐỘNG

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bình Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, nối liền Trung bộ với miền Đông Nam bộ, tổng diện tích tự nhiên 7.830,47 Km2. Toàn tỉnh có 289.685 hộ/1.271.136 người gồm có 35 dân tộc anh em sinh sống; trong đó có 34 dân tộc thiểu số, với 14.647 hộ/ 84.937 khẩu, chiếm tỉ lệ gần 8 % so với dân số của tỉnh; gồm dân tộc Chăm với 8.329 hộ/41.183 khẩu, dân tộc Hoa 2.151 hộ/ 13.787 khẩu, dân tộc Cơ Ho 2.685 hộ /12.407 khẩu, dân tộc Raglai 2.707 hộ/11.675 khẩu, dân tộc Tày 1.256 hộ/5.470 khẩu, dân tộc Chơ Ro 1.070 hộ/4.573 khẩu, còn lại là các dân tộc khác. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp các địa bàn trong tỉnh, phổ biến là sống xen kẻ nhau; riêng một số dân tộc sống tập trung hình thành các thôn, xã thuần như: Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro sống ở 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép thuộc địa bàn vùng cao; dân tộc Chăm sống ở 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép ở đồng bằng, ven các trục đường giao thông QL1A, tỉnh lộ; các dân tộc Tày, Nùng, Hoa sống ở 2 xã và 2 thôn xen ghép ở vùng đồng bằng, vùng sâu, vùng xa.

Đ/c Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà bà con vùng DTTS huyện Bắc Bình.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước: Hàng năm, thường xuyên Phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết giúp nhau cùng phát triển, thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giúp đỡ nhau về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất, …,  nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả, như: hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên, hội viên và nhân dân vay vốn đầu tư sản xuất; hỗ trợ cây, con giống; tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm; hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao, cách phòng trừ sâu bệnh để năng cao năng suất, sử dụng vốn vay có hiệu quả gắn liền với việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện 3 không "không bán đất sản xuất, không bán bò vay, không phá rừng" theo Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các địa phương, MTTQ các cấp thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với bà con dân tộc về đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS, nhiều chương trình, chủ trương, chính sách…được MTTQ biên tập dể hiểu, dể nhớ được thông tin, chuyển tải đến bà con như: chương trình 135 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 và Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc Quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 (chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và vai trò của Mặt trận và người dân trong tham gia giám sát thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 551/QĐ-TTg về đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, Quyết định 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về  tiêu chí lựa chọn đối với người có uy tín và chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ…Các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “ngày vì người nghèo”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” … được MTTQ tuyên truyền thông qua các buổi họp dân, các hình thức xây dựng mô hình…đã lồng ghép được các nội dung về chủ trương , chính sách của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với bà con dân tộc về đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS. Một số địa phương còn phối hợp với Công an  hướng dẫn cơ sở phối hợp vận động bà con thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định. Mặt trận tổ quốc các cấp đã tranh thủ  phát huy  vai trò của các chức sắc, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương... góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhiều năm qua không xảy ra tình trạng con cháu vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; không xuất hiện đơn thư, khiếu kiện đông người, kéo dài, các mâu thuẩn trong cộng đồng nhân dân trong những năm qua được Ban công tác Mặt trận cơ sở phối hợp với người có uy tín hòa giải thành công.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội nghị của Mặt trận các cấp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện còn phối hợp tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh không dây, các buổi Tọa đàm, nói chuyện thời sự, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội nghị họp mặt chức sắc dân tộc, tôn giáo hàng năm.. phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đô thị văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh. Để thông tin tình hình biển đảo, Ban Thường trực MTTQ đã mời đại diện lãnh đạo Lữ đoàn 681 Hải quân thông tin đến các vị chức sắc, người có uy tín và bà con xem các tư liệu, hình ảnh về sức mạnh của Hải quân qua đó đã giúp cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Qua đó, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các Luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số: Hằng năm, MTTQ các cấp thông qua các chương trình mục tiêu thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành, tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho các đối tượng là cán bộ cấp xã, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, các chức tôn giáo và người có uy tín…trong  đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:  Hiến Pháp Nước CHXHCNVN, Luật Hôn nhân và Gia đình; vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, Luật Bình đẳng giới, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bảo vệ môi trường, Luật giao thông đường bộ; Luật Hình sự, dân sự; Luật Bảo hiểm y tế; phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; Luật Bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống mua bán người; phòng, chống tội phạm và ma túy; phòng, chống cháy nổ; nghĩa vụ quân sự,… Ngoài ra, còn tuyên truyền phản bác những luận điệu sai trái và làm rõ những thủ đoạn thâm độc, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ và hận thù dân tộc để đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhận biết và không nghe theo kẻ xấu; cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao nhận thức về chủ quyền, an ninh biên giới, hải đảo…gắn với tiếp tục phát huy vai trò hoạt động của các già làng, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín để tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...,

Công tác vận động đồng bào giữ gìn, bảo tồn phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu; đảm bảo an ninh, trật tự xã hội:  Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư về vai trò, trách nhiệm thực hiện công tác đầu tư phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng dân tộc thiểu số. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ được tổ chức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút đông đảo đồng bào tham gia,  MTTQ tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan trong công tác tuyên truyền giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt là việc duy trì tổ chức ngày hội, hoạt động văn hóa các dân tộc thiểu số, huy động sức mạnh của toàn xã hội theo phương châm xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa dân tộc. Thông qua các hoạt động văn hóa chuyên đề như: Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh; Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm; Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Bình Thuận.. đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã giới thiệu những di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm phối hợp thực hiện; các hoạt động thể thao, lễ hội truyền thống các dân tộc được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 17/17 xã thuần đồng bào DTTS có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội ngày càng được quan tâm tổ chức trang trọng hơn, bài bản hơn, các lễ, hội truyền thống được phục dựng và bảo tồn như: Tết KaTê của dân tộc Chăm theo đạo Bà la môn; Tết Ramưwan của dân tộc Chăm theo đạo Bà Ni, Tết Đầu lúa của đồng bào dân tộc 04 xã vùng cao vào ngày 14 – 15/12 Âm lịch hàng năm; Lễ hội Kỳ Yên của đồng bào Chăm (Tân Thắng – Hàm Tân), Lễ hội Tả Tài Phán và Lễ hội vía Phật Bà Quan Âm của dân tộc Tày, Nùng, Hoa, …..Phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, tiến bộ của dân tộc, nhất là giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Chăm, nghề truyền thống dệt thổ cẩm Phan Hòa, Phan Thanh, gốm gọ (thôn Bình Đức,  xã Phan Hiệp – Bắc Bình), các làng điệu dân ca của các dân tộc, các điệu múa Chăm vào dịp các ngày Tết, lễ hội; chính quyền địa phương tổ chức hội thi Văn nghệ - Thể thao 04 xã Miền núi, hội thi các thôn vùng sâu, để đồng bào phát huy truyền thống văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm đã sưu tầm, trao đổi và vận động nhân dân hiến tặng là 417 hiện vật, nâng tổng số hiện vật gốc lên 1.370 hiện vật, cổ vật. ...đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng đã chủ động phối hợp vận động nhân dân và các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động Văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao ở xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao ở các địa bàn dân cư, nhất là các địa bàn vùng có đồng bào dân tộc. Đặc biệt là dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” nhân kỷ niệm ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11) hàng năm, gắn với phát động và tổ chức phong trào thi đua, động viên từng người dân, gia đình, cộng đồng, tập thể vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thực hiện các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng nếp sống văn minh, xóa dần các tập tục lạc hậu đi đôi với việc tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao được tổ chức phong phú, sinh động ở hầu hết các thôn, khu phố trong tỉnh, góp phần làm phong phú, đa dạng sắc thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: MTTQ các cấp đã khai thác tốt các lợi thế về vị trí, vai trò cán bộ chủ chốt, già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo và người có uy tín dân tộc thiểu số tham gia trong việc tuyên truyền, vận động và thuyết phục đồng bào tại các thôn, bản, xã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với chính sách pháp luật. Các cấp, các ngành đã phối hợp tốt với Mặt trận chủ động phổ biến kịp thời những nội dung pháp luật mới được ban hành phù hợp với đặc thù từng địa bàn, từng dân tộc tạo điều kiện để cán bộ đảng viên, cũng như đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và của xã hội. Các mô hình đã góp phần không nhỏ trong đổi mới việc tuyên truyền và vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt chính sách pháp luật, làm giảm bớt đơn thư khiếu kiện vượt cấp, giảm thiểu các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, giao thông …phát huy dân chủ, củng cố mối đoàn kết nhất trí trong cộng đồng thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. Mặt khác, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nên tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, vi phạm pháp luật đã giảm hẳn; đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá và khu dân cư văn hoá; vận động con em đến trường và thực hiện tốt về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Qua đó đã góp phần tạo sự chuyển biến nhất định trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giảm thiểu tình trạng gây rối an ninh trật tự xã hội vùng DTTS.


Các tin khác

TÀI LIỆU