TIN MỚI NHẤT

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: Kết quả 02 năm (2016 -2017) thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm

Thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CPĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016  của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch số 3343/KHPH-UBND-MTTQ, ngày 29/8/2017 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về Phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2020. Qua 02 năm (2016 -2017), Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đẩy mạnh nhằm nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm.

Hình ảnh sưu tầm trên internet

Trên cơ sở đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền các tầng lớp nhân dân thực hiện tiêu chí về ATTP trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể, sinh hoạt tại cộng đồng dân cư bằng nhiều hoạt động thiết thực. Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền và giám sát ngộ độc thực phẩm đã được Mặt trận các cấp phối hợp ngành y tế  quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc; đã tổ chức 78 lớp tập huấn và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm với số người tham gia hơn 3.820 người. Triển khai lồng ghép tuyên truyền các Thông điệp an toàn thực phẩm trên hệ thống chiếu phim lưu động tại các vùng sâu, vùng xa với khoảng 1.000 buổi. Việc triển khai treo băng rôn, panô tuyên truyền. Công tác thông tin, tuyên truyền được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng phong phú; đặc biệt là tập trung phổ biến, truyền tải các kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm đến người sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm thông qua các hình thức, như: phát thanh trên loa truyền thanh công cộng tại các địa phương, trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, bản tin truyền hình, chiếu phim lưu động, đăng tin, bài trên Báo Bình Thuận, trên các webside của các ngành: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Công an tỉnh,...  sửa chữa, lắp đặt panô, áp phích tuyên tuyền về an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, băng rôn, khẩu hiệu...tại các khu vực đông dân cư.

Qua đánh giá năm 2016 cho thấy Chương trình giám sát và vận động giám sát đã đạt được kết quả như sau:

- Tỷ lệ khu dân cư, xã, phường, thị  trấn tổ chức tuyên truyền, giám sát an toàn thực phẩm: 127/127 xã phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%.

- Số hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn/tổng số: 4.714/4.714 hộ kinh doanh, đạt tỷ lệ 100%.

- Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn/tổng số: 253/253 cơ sở, đạt tỷ lệ 100%.

- Số xã được công nhận nông thôn mới đạt tiêu chí ATTP/tổng số xã nông thôn mới: 26/26 xã (đạt tỷ lệ 100%)

- Số phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh đạt tiêu chí ATTP/Tổng số phường, thị trấn đô thị văn minh: 13/13 phường, thị trấn (đạt tỷlệ 100%).

Công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu kể từ khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Chính phủ. Sự phối hợp liên ngành giữa các ngành được thực hiện thường xuyên. Ngay từ  khi triển khai, công tác an toàn thực phẩm đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp đã được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát. Hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết kịp thời các vụ việc có liên quan đến công tác an toàn thực phẩm. Đã tham gia tổ liên ngành của tỉnh triển khai 02 đợt kiểm tra giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 và Đại lễ Phận Đản, An cư Kết hạ. Qua 02 đợt, đã kiểm tra 243 cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống. Trong đó, 73 cơ sở đạt chuẩn và 168 cơ sở không đạt (chủ yếu là các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố). 

Trong 09 tháng đầu năm 2017, Việc thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm được tổ  chức triển khai ngay từ đầu năm; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành liên quan đã mang lại hiệu quả tích cực góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nội dung thanh tra, kiểm tra đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm, các đoàn tập trung thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như bánh mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, thịt và sản phẩm chế biến từ thịt, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố,... Đối với các Tháng cao điểm, Tháng hành động trong năm 2017,  tỉnh  đã thành lập các đoàn kiểm tra tăng cường chú trọng vào kiểm tra các cơ sở có bếp ăn tập thể nhằm tránh xảy ra tình trạng ngộ độc tập thể. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm và đình chỉ hoạt động có thời hạn một số cơ sở, trên một số loại sản phẩm.  Nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết, nhờ đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đảm bảo tốt hơn về điều kiện an toàn thực phẩm và chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Năm 2017, Đoàn liên ngành của tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh và lực lượng chức năng của các huyện, thị  xã, thành phố, đã tiến hành kiểm tra 50 vụ, phát hiện xử lý 16 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 14,025 triệu đồng.

Nhìn chung, công tác bảo đảm ATTP hiện nay được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm được Cấp ủy, chính quyền và Mặt trận trận các cấp phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường, phường, thị trấn. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được nâng cao về chất lượng, đa dạng, phong phú về hình thức nên nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng tăng lên cao, đã công khai rõ cơ sở vi phạm ATVSTP, cương quyết thu hồi giấy phép nếu vi phạm và tái phạm; đẩy mạnh giáo dục phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc đảm bảo ATTP;  tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đã hạn chế tiêu cực; làm tốt công tác quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp, hóa chất, phụ gia, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật…Ngoài ra, có kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng cho các cán bộ làm công tác ATTP; khuyến khích và nêu gương người dân đứng ra tố giác các trường hợp vi phạm; xây dựng chợ đầu mối nông sản và các cơ sở buôn bán thực phẩm an toàn..Ban chỉ đạo liên ngành ATTP từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn được kiện toàn  củng cố kịp thời, quản lý và chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP tại địa phương được duy trì. Đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thủy sản đã có ý thức trong thực hiện điều kiện đảm bảo ATTP tại cơ sở như: chủ động trong việc đăng ký kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP và đăng ký tập huấn, xác nhận kiến thức ATTP; chấp hành tốt việc đóng phí/lệ phí theo quy định. Viêc ghi chép, lưu trữ hồ sơ tại cơ sở có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên công tác ATTP trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn tồn tại nhiều khó khăn, như: Vẫn còn tồn tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hóa chất, phụ  gia, chất hỗ trợ chế biến không đúng quy định, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả tuy có giảm nhưng không thực sự ổn định. Một số ban Chỉ đạo cấp huyện, xã hoạt động chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao; mô hình thức ăn đường phố phát triển mạnh, nhân viên và chủ các cơ sở này không được học tập về an toàn vệ sinh thực phẩm nên thường xuyên không đủ điều kiện an toàn thực phẩm; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn chạy theo lợi nhuận; các ngành liên quan trong công tác ATTP không đủ nhân lực để bao quát địa bàn, công tác phối hợp chưa chặt chẽ, có lúc chồng chéo gây khó khăn trong việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:  Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ  tướng Chính phủ; Chỉ thị số16-CT/TU ngày 06/10/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới và Kế hoạch số 3343/KHPH-UBND-MTTQ, ngày 29/8/2017 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 -  2020 trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về ATTP nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người lao động và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản trong thực hiện ATTP.

Phối hợp và các ngành, cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác thanh tra, đặc biệt công tác thanh tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm; kiên quyết xử  lý  nghiêm các hành vi vi phạm về  an toàn thực phẩm, nhất là sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ  thực vật, chất kháng sinh, chất kích thích…không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có trong danh mục được phép sử  dụng, sử  dụng vượt mức giới hạn cho phép.

 Tuyên truyền phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo ATTP; hỗ trợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP…) trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm.

Phát huy vai trò chủ trì giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm góp phần thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thức ăn, bệnh dịch do ăn uống và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm rượu, dịch vụ ăn uống.

Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ  chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm các tuyến, đặc biệt tuyến xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 


Các tin khác

TÀI LIỆU