TIN MỚI NHẤT

Kế hoạch phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII)

Nhằm thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, tạo bước chuyển biến mới trong công tác giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tập trung thực hiện tốt công tác quán triệt, phổ biến Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 30/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

2. Công tác giám sát và phản biện xã hội

2.1. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát

- Giám sát việc quản lý Nhà nước trong phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Giám sát thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành đơn vị sự nghiệp công lập;

- Giám sát việc sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2. Về công tác phản biện xã hội

- Việc thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội được tiến hành theo các quy định tại Chương VI, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương III, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã - hội (Ban hành theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tập trung phản biện các dự thảo về chủ trương tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (khi có yêu cầu).

Sau thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần sớm có văn bản kiến nghị giám sát, phản biện gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và phải theo dõi, đôn đốc chặt chẽ việc giải quyết, trả lời của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham mưu cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác quán triệt, phổ biến Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 30/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

2. Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham mưu cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về tổ chức thực hiện các nội dung giám sát và phản biện xã hội theo nội dung của Kế hoạch này.

3. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của từng địa phương xây dựng kế hoạch công tác nhằm phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với thực tiễn.


Các tin khác

TÀI LIỆU