TIN MỚI NHẤT

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: Vận động, đoàn kết các tôn giáo tham gia xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh

Căn cứ Đề án 04/ĐA-MTTQ, ngày 28/12/2015 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 22-CT/TU ngày 20/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/01/2017 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Trên cơ sở đó, hằng năm, phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, “thôn - khu phố văn hóa”, “cơ sở thờ tự văn hóa”, “dòng tộc văn hóa” được MTTQ các cấp triển khai thực hiện đã tạo sự tham gia tích cực của nhân dân và các tổ chức tôn giáo cùng hưởng ứng, góp phần giữ gìn thuần phong, mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, phối hợp thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phong trào“Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục được các tổ chức tôn giáo quan tâm phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả với nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự đồng thuận hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách và người có công với nước.

Chính vì lẽ đó, các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, từ thiện, nhân đạo, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại địa phương và các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ phát động, góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo với chính quyền, MTTQ . Thực hiện đề nghị của MTTQ Việt Nam các cấp về triển khai “Năm Dân vận khéo” trong các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã hưởng ứng tham gia cùng với chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, vận động các vị chức sắc, tín đồ và Nhân dân cùng thực hiện những nội dung phù hợp, trong đó tập trung vào 3 nội dung chính như: Tuyên truyền vận động không xả rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt bừa bãi; Tuyên truyền, vận động không vi phạm Luật Giao thông đường bộ; Tuyên truyền không tụ tập gây rối, ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.. Vận động các tín đồ tích cực tham gia các phong trào yêu nước, thực hiện phong trào :“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội”, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Các vị chức sắc, các tổ chức tôn giáo tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, trong đó có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cùng với các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, công tác Đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế. Trong 5 năm qua, các tổ chức tôn giáo trong tỉnh đã tích cực phối hợp cùng với MTTQ chăm lo cho người nghèo và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương đạt nhiều kết quả,nhất là các hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, dạy nghề, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... cụ thể như: các tổ chức, cơ sở thờ tự Phật giáo trong tỉnh từ năm 2016 - 2020 đã đóng góp, hỗ trợ cho công tác cứu trợ thiên tai lũ lụt, xây nhà tình thương, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, Hội khuyết tật, Hội người Mù, Hội khuyến học, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Hội Chữ thập đỏ, phong trào Tết cho người nghèo, chương trình từ thiện cho các bệnh viện, đóng góp làm đường giao thông nông thôn và gần đây nhất là những đóng góp thiết thực cùng chính quyền trong phòng, chống dịch Covid – 19… với tổng số tiền 129.403.730.000đ.  Ban đại diện Tin Lành (MN) tỉnh Bình Thuận, trong 5 năm qua các Chi hội Hội Thánh Tin Lành cả tỉnh thông qua Ban Y tế xã hội Tổng Liên Hội đã vận động hỗ trợ cho đồng bào nghèo, gặp khó khăn với tổng giá trị trên 8.330.000.000đ, cụ thể như: làm nhà và sửa nhà 40 căn; đào và khoan giếng 20 cái; làm nhà vệ sinh 20 cái, lắp hệ thống nước lọc, thực hiện trên 120 tủ thuốc; đưa hàng trăm bệnh nhân đi khám chữa bệnh, mổ mắt; cấp quà tặng, và học bổng cho học sinh nghèo, xe lăn cho người khuyết tật, hỗ trợ vốn cho hộ nghèo sản xuất, chăn nuôi... Nhân dịp các lễ trọng của Tin lành và Tết đã tặng hàng ngàn phần quà yêu thương cho đồng bào nghèo, người già neo đơn, khuyết tật… Hỗ trợ giúp các trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi được chăm sóc, được đến trường 35 em; cấp phát cho học sinh nghèo 100 chiếc xe đạp… tặng 5.000 suất quà cho các cháu thiếu nhi vui Tết Trung thu.. đóng góp thiết thực cùng chính quyền trong phòng, chống dịch Covid – 19 với tổng số tiền và quà 700.000.000 đồng.  Các Chi hội của Tịnh độ cư sĩ Phật hội trong tỉnh, ngoài việc chăm lo, hỗ trợ cho đồng bào còn khó khăn trong khám chữa bệnh còn đóng góp nhiều suất quà cho các hoàn cảnh gặp khó khăn trong những năm qua trên 1 tỷ đồng. Các tổ chức công giáo trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua đã tích cực phối hợp với chính quyền, MTTQ chăm lo cho người nghèo và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương đạt nhiều kết quả như hỗ trợ xây nhà cho đồng bào nghèo, các Linh mục quản xứ kêu gọi tín đồ đóng góp làm đường giao thông nông thôn, chương trình ánh sáng an ninh cho khu dân cư.. Hàng ngàn suất quà cho các hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Lễ trọng công giáo, Tết cho người nghèo...Ở lĩnh vực giáo dục xã hội, với bản chất hướng thiện, các tổ chức tôn giáo luôn răn dạy tín đồ chăm lo giáo dục con người với đường hướng “Từ bi”, “Bác ái” , điều đó đã được thể hiện với nhiều hoạt động cụ thể của các tôn giáo. Trong những hoạt động đó, các tôn giáo cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục mầm non, xem đây là việc làm cụ thể, thiết thực giáo dục, nuôi dưỡng, góp phần đáng kể nâng tỉ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp ngày càng cao và góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh trong tỉnh. Theo thống kê của ngành giáo dục Bình Thuận, toàn tỉnh có 64 cơ sở giáo dục mầm non do các tôn giáo mở. Bao gồm: 13 trường và 43 cơ sở của Công giáo; 8 cơ sở của Phật giáo; với 167 nhóm, lớp (39 nhóm trẻ và 128 lớp mẫu giáo). Một số gắn liền các cơ sở thờ tự của các tôn giáo: nhà thờ, tu viện, dòng tu, chùa, tịnh xá; một số ít hình thành trường… Sự ra đời và phát triển của cơ sở giáo dục mầm non do các tôn giáo mở góp phần giảm tải cho cơ sở mầm non công lập, thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Hiện nay, trên địa bàn tình hiện có trên 15 cơ sở, phòng khám bệnh và cấp thuốc đông y từ thiện mang tên Phòng chẩn trị y học cổ truyền của các tổ chức tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội. Trong 5 năm qua đã khám và chữa bệnh cho hơn 5.000 lượt người. Ngoài ra, còn có 18 cơ sở là Cơ sở bảo trợ xã hội, Trung tâm nuôi trẻ và nuôi trẻ mồ côi  gắn liền với tu viện, dòng tu, chùa.. của các cơ sở tôn giáo Phật giáo, Công giáo…  Các cơ sở Khám chữa bệnh tôn giáo và các Trung tâm bảo trợ xã hội của các tổ chức tôn giáo đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và công tác xã hội hóa từ thiện. Đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Mặt trận chủ trì phát động với những nội dung phù hợp với giới răn của tôn giáo nên được đông đảo chức sắc và bà con tín đồ các tôn giáo hưởng ứng tham gia. Những việc làm nổi rõ của các giáo hội tôn giáo trong Tỉnh là công tác nhân đạo từ thiện, tham gia xoá đói giảm nghèo, xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, tham gia chương trình dân trí, dân sinh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tương thân tương ái xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng giữa lương và giáo, giữa giáo với giáo. Thông qua các phong trào và cuộc vận động bà con tham gia đã góp phần lớn trong việc xây dựng hành vi đạo đức, mẫu mực của công dân nơi cư trú. Mặt trận các cấp trong Tỉnh tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” cho các khu dân cư có đông đồng bào có đạo trong Tỉnh, đã có trên 80 % các gia đình giáo dân, tín đồ các tôn giáo, các dân tộc và các vị chức sắc, nhà tu hành tham dự, với khí thế sôi nổi, phấn khởi, góp phần tạo sự hòa hợp đoàn kết giáo – lương, thực hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo.

Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh với các tổ chức tôn giáo về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Giai đoạn 2016-2020) đã tổ chức triển khai xây dựng 03 mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bào dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bà ni và Bà la môn xã Phan Thanh và Phan Hiệp huyện Bắc Bình và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong), phát động tại 05 điểm thờ tự Phật giáo (huyện Bắc Bình); triển khai tuyên truyền, vận động tại vùng đồng bào Công giáo tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh; các Chi hội Tin lành trong tỉnh  đã triển khai tuyên truyền, vận động tín hữu thực hiện tốt việc Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Tập thể giáo phẩm, tín hữu của Hội Thánh Tin lành tỉnh trong những năm qua đã vận động giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ với những người nghèo khó, người gặp khó khăn tại cộng đồng dân cư khi gặp phải thiên tai, bão, lũ với nhiều đóng góp thiết thực như: làm giếng nước, khoan giếng nước, đặt hệ thống lọc nước, làm nhà vệ sinh, sửa chữa nhà cho đồng bào do bị ảnh hưởng lốc và mưa bão... với tổng giá trị 820.000.000 đồng.. góp phần tăng cường sự gắn bó đồng hành cùng dân tộc thể hiện “Tốt đời, đẹp đạo”. Ngoài ra, tại các địa phương vùng đồng bào có đạo, chức sắc các tôn giáo vận động các tín đồ tích cực tham gia cùng địa phương triển khai mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường” ; ra quân diễu hành tuyên truyền nhân “Ngày môi trường thế giới”;  tích cực giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp tại các khu dân cư  được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện bằng những việc làm cụ thể như: tổ chức duy trì hoạt động các điểm thu gom rác thải ở cộng đồng dân cư, vận động nhân dân không lấn chiếm lòng lề đường buôn bán,…. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 105 mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường” hoạt động có hiệu quả và được nhân dân đồng tình ủng hộ và đã có trên 95 % khu dân cư có tổ thu gom rác thải.Tại Hội nghị sơ kết và biểu dương năm 2019, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu do MTTW tổ chức tháng 10/2019 đã tặng bằng khen cho Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh và cá nhân Sư cả Thường Xuân Hữu – Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bà la môn giáo. Hiện nay,  MTTQ tỉnh tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này tại huyện Bắc Bình và Tuy Phong.

Tại các địa phương trong tỉnh, chức sắc, các cơ sở tôn giáo phối hợp  MTTQ các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong Nhân dân, tín đồ tích cực đóng góp và tham gia thực hiện có hiệu quả Phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” bằng những việc làm cụ thể như: Phối hợp với ngành Công an và các Hội, Đoàn thể chính trị thường xuyên xây dựng mới và duy trì hoạt động các mô hình điểm hoạt động có hiệu quả đối với công tác phòng chống tội phạm: mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm”, mô hình “3 trong 1” về phòng chống ma túy, mô hình “Khu dân cư tự quản, tự phòng đảm bảo ANTT”, “Ánh sáng an ninh”, “Khu dân cư không có tội phạm”…. Bên cạnh đó, tại huyện Bắc Bình, các mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự” (xã Phan Hiệp); “Chức sắc tôn giáo góp phần tham gia đảm bảo ANTT” (xã Phan Thanh); “Tổ quần chúng tuần tra đảm bảo ANTT” (xã Phan Thanh) và chức sắc Chăm xã Phan Hòa tham gia vận động nhân dân dẹp bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương./.

 


Các tin khác

TÀI LIỆU